Cả đời tôi xem hoằng dương “Phật giáo nhân gian” là nhiệm vụ, lời Phật dạy, thứ con người cần, điều tịnh hóa, điều thiện mỹ, v.v. phàm là giáo pháp tăng tiến hạnh phúc nhân sinh thì đều là “Phật giáo nhân gian”.
365 ngày cho cuộc lữ hành – Ngày 8 tháng 12: Chuyện cũ thành Nam – Lâm Hải Âm
Lâm Hải Âm (林海音, 1918–2001) là một nữ nhà văn nổi tiếng người Đài Loan, gốc Bắc Kinh, Trung Quốc. Tên thật của bà là Cheng Linhai (Thành Lâm Hải). Lâm Hải Âm được biết đến như một trong những nhà văn xuất sắc nhất của văn học hiện đại Đài Loan, với các tác phẩm giàu tính nhân văn và sâu sắc về cuộc sống, đặc biệt là về những trải nghiệm cá nhân trong bối cảnh lịch sử và văn hóa khác biệt.
365 ngày cho cuộc lữ hành – Ngày 7 tháng 12: Thái căn đàm – Hồng Ứng Minh
Thái Căn Đàm tác phẩm xử thế kinh điển của tác giả Hồng Ứng Minh, một học giả thời Minh – Trung Quốc. “Thái Căn Đàm” có ý nghĩa là “bàn về rễ rau,” và tác giả chọn tên này để tôn vinh ý nghĩa của việc rèn luyện và trải qua những gian khổ trong cuộc sống.
365 ngày cho cuộc lữ hành – Ngày 6 tháng 12: Phương thuốc trị tâm của Đại sư Vô Tế
Thuốc này kiêng kỵ “lời nói chua chát, hành động xấu xa, lén lén lút lút lợi mình hại người, trong bụng mưu tính, nụ cười nham hiểm, như rắn hai đầu, như đất bằng dậy sóng”, bảy việc kể trên phải tránh xa. Mười vị thuốc trên, nếu dùng hết thì được phúc lớn trường thọ, thành Phật thành tổ.
365 ngày cho cuộc lữ hành – Ngày 5 tháng 12: Ngộ điều đơn thuần – Phật Quang Tinh Vân
Ngộ là sự thống nhất từ trong mâu thuẫn, ngộ là sự đơn thuần từ trong phức tạp; Ngộ là sự thông đạt từ trong trở ngại, ngộ là sự giải thoát từ trong xiềng xích; Ngộ là một thể không có thay đổi, không có được mất.
365 ngày cho cuộc lữ hành – Ngày 3 tháng 12: Thời gian ngồi cùng tôi – Ẩn Địa
Lúc còn trẻ, chúng ta khống chế thời gian, sử dụng thời gian; Lúc tuổi già, chúng ta lại bị thời gian khống chế, chỉ có thể dập dềnh theo sóng nước. Lúc còn trẻ, không có ai cảm nhận được dòng chảy của thời gian; Đến lúc về già, thời gian xô đẩy, nặng nề như núi, Nó đè nén chúng ta đến mức không thể thở nổi. Thời gian không còn trôi qua lề mề, Mà giống như bước chạy của gã khổng lồ đang rượt đuổi chúng ta, Rút mất ánh sáng và vẻ đẹp từ trong sinh mệnh của chúng ta.
365 ngày cho cuộc lữ hành – Ngày 2 tháng 12: Bài kệ khuyên răn của Phổ Hiền Bồ tát
Ngày nay đã đi qua, mạng sống cũng giảm dần, Như cá bị thiếu nước, nào có chuyện gì vui? Phải chuyên cần tinh tiến, như cứu lửa cháy đầu, Nhớ quán chiếu vô thường, đừng buông lung phóng dật.
365 ngày cho cuộc lữ hành – Ngày 1 tháng 12: Châm ngôn về gốc rễ – Vương Tích Tước
Hiếu đễ là gốc lập thân, trung thứ là gốc giữ tâm; Lập chí là gốc phấn đấu, đọc sách là gốc để lập nghiệp; Nghiêm túc là gốc để dựng nhà, cần kiệm là gốc để giữ nhà; Ít ham muốn là gốc để dưỡng thân, cẩn trọng lời nói là gốc để tránh xa điều hại; Tiết dục là gốc để tránh bệnh, thanh liêm cần mẫn là gốc để làm quan; Kính trọng hậu đãi là gốc đối xử với người, chọn bạn là gốc của việc hữu ích;
365 ngày cho cuộc lữ hành – Ngày 30 tháng 11: Kệ truyền tâm; Đạo không thể diễn đạt
Vẽ tuyết không vẽ được nét trắng buốt;
Vẽ trăng không vẽ được nét sáng trong;
Vẽ hoa không vẽ được hương thơm;
Vẽ suối chẳng vẽ được tiếng nước;
Vẽ người nào vẽ được tâm hồn;
Lời nói không thể diễn đạt hết đạo vậy.
365 ngày cho cuộc lữ hành – Ngày 29 tháng 11: Bảo vương tam muội luận – Diệu Hiệp
Diệu Hiệp Đại Sư, người ở huyện Cần tại Minh Châu. Ngài xuất gia khoảng cuối đời nhà Nguyên sang đầu triều Minh, nghiên cứu tinh tường về Thiên Thai Giáo Quán, chuyên tu môn Niệm Phật tam muội. Đại sư có soạn thuật hai quyển Niệm Phật Trực Chỉ, trong đó thiên Trực Chỉ Tâm Yếu phá vọng hiển chân, biện giải đến chỗ tinh vi.
365 ngày cho cuộc lữ hành – Ngày 28 tháng 11: Vô cùng khiêm tốn – Tư Mã Trung Nguyên
“Hư hoài nhược cốc” (虛懷若谷) chính là phải dạy hậu thế phải biết đặt trái tim của mình vào “hư” và “không” (tâm hồn bao dung rỗng rang), tự đặt mình vào vị trí thấp. Sông lớn có thể bắt nguồn từ những dòng suối nhỏ, trở thành vạn dòng sông, chảy cuồn cuộn, chính vì đáy sông ở nơi thấp nhất. Một người biết khiêm tốn, có khí khái tôn trọng hiền tài thì giống như Đức Phật Di Lặc thường mỉm cười, rộng lượng bao dung vạn loại, cũng không khác vạn dòng đều quy về biển lớn.
365 ngày cho cuộc lữ hành – Ngày 27 tháng 11: Hành trình cuộc sống – Triệu Nhị Ngai
Ai nói không cần phải nhìn lại quá khứ? Thành công của quá khứ sẽ cổ vũ chúng ta hoặc là nền tảng để tiến bộ hơn. Thất bại của quá khứ chính là bài học và kinh nghiệm của chúng ta. Sự mất mát của quá khứ là động lực thúc giục chúng ta phấn đấu, bù đắp.