Cả đời truân chuyên đầy bệnh, nhà ngôn ngữ học danh tiếng sống thọ 98 tuổi nhờ thực hiện “BA KHÔNG”

Ông Quý Tiện Lâm qua đời ở tuổi 98. Một người sống thọ như vậy, ai ngờ khi còn trẻ ông đã mắc đủ thứ bệnh tật, trong đó có bệnh đậu mùa với tỷ lệ tử vong cao. Làm thế nào mà một người có thể sống thọ như vậy? Trước hết, Quý Tiện Lâm là người cởi mở và lạc quan, kế tiếp, ông đã làm được “ba không” do bản thân tự đúc kết: “Không tập luyện, không kén ăn, không lải nhải”. Nghe có vẻ rất “ngược đời” đối với một người lớn tuổi nhưng lại là chân lý.

Dinh dưỡng cân bằng – bí quyết trường thọ

Hiểu biết về kiến thức dinh dưỡng giúp chúng ta tỉnh thức, nhìn nhận thấu đáo và có đáp án trả lời câu hỏi về sức khoẻ bản thân, rộng hơn về thế giới và cách sự sống vận hành. Dinh dưỡng phù hợp giúp chúng ta cân bằng cuộc sống không chỉ dừng lại ở việc ăn uống mà cả tinh thần, lý trí, giúp ta bình tĩnh đón nhận và vượt qua những thử thách trong cuộc sống.

Luận về “Khí” trong cơ thể – Bs Trần Quang Khang

Từ xa xưa người ta đã biết rằng có một năng lực nội tại giúp con người khỏe mạnh và tự chữa lành bệnh tật trong cơ thể. Năng lực đó là khí. Theo học thuyết âm dương con người là một tiểu vũ trụ, sự sống và sức khỏe có được khi khí lưu thông dễ dàng trong kỳ kinh bát mạch của cơ thể đồng thời hòa nhập được với khí của vũ trụ. Hệ kinh mạch bị tắc bất kỳ ở nơi đâu là bệnh lý sẽ xuất hiện ở đó. Kinh mạch không bị tắc con người sẽ được khỏe mạnh và trường thọ.

Bài tập Khí với chứng Mất ngủ – Bs Trần Quang Khang

Chứng Mất ngủ thuộc phạm vi chứng “Thất miên”. Y Học Cổ Truyền (YHCT) gọi là Bất mị, Bất đắc ngọa, Bất đắc miên, nhưng thường dùng nhất là Thất miên, và được trị liệu bằng nhiều biện pháp khác nhau mang tính tổng hợp và chỉnh thể như dùng thuốc, châm cứu xoa bóp, tâm lý liệu pháp, sử dụng các món ăn – bài thuốc…, trong đó có việc tập luyện khí công dưỡng sinh, ngồi thiền.

Mười bẩy thuật dưỡng sinh của người xưa

Hạ không ngủ trên đá, thu không ngủ trên gỗ.
Xuân không mặc hở rốn, đông không trùm kín đầu.
Ban ngày chăm vận động, đêm ngủ sẽ ít mộng.
Rửa chân trước khi ngủ, còn hơn uống thuốc bổ.

Béo phì theo Y học cổ truyền

Giảm béo cần có một động lực mãnh liệt, kiên trì và ý chí sắt đá mới là mấu chốt thành công, chứ không phải là biết kiến thức và phương pháp giảm béo. Bởi vì việc giảm béo không khó, khó nhất là từ bỏ thói quen đã gây ra béo phì.

Dinh dưỡng cho người tiểu đường – Bs Trần Quang Khang

Việc kết hợp năm hương vị của Y học cổ truyền (ngọt, chua, đắng, cay và mặn) vào chế độ ăn uống không chỉ mang đến nhiều hương vị khác nhau mà còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe con người nói chung và cho người bị tiểu đường nói riêng.

Trạm Trang Công

Trạm Trang Công bài khí công đơn giản với hiệu quả bất ngờ

Vận động luôn là trái tim của Phục hồi, trong vô số phương pháp tập luyện, đôi khi người bệnh sẽ bối rối vì không tìm được bài tập phù hợp. Và bài tập Khí công “Trạm Trang Công”, một phương pháp dưỡng sinh cổ đại trong Thái Cực Quyền, với công pháp động tĩnh tương kiêm, nội ngoại ôn dưỡng, dùng để phòng bệnh, trị bệnh, kiện thân, ích thọ.

Dưỡng sinh thi – Nguyễn Bỉnh Khiêm

Bài thơ “Dưỡng sinh thi” của Nguyễn Bỉnh Khiêm thể hiện triết lý sống thanh thản, giản dị, hòa hợp với tự nhiên và sự an yên trong tâm hồn.

Bí quyết sống lâu trăm tuổi – Gs. Tề Quốc Lực

Ở hội nghị quốc tế, người ta đã cảnh báo chúng ta. Chúng ta hãy uống trà xanh, ăn đậu nành, ngủ cho tốt, năng vận động và đừng quên luôn luôn cười vui. Mong rằng mỗi người đều chú ý đến cân bằng ẩm thực, vận động có ô-xy và chú ý trạng thái tâm lý của mình, lúc đáng khóc thì nên khóc, lúc đáng cười thì cười. Tôi tin rằng chúng ta nhất định vượt qua được tuổi 73, qua tuổi 81, đến 90, 100 tuổi vẫn còn khoẻ mạnh.

Không

Vẻ đẹp của thư pháp Thích Nhất Hạnh

“Trong thư pháp của tôi có mực, trà, hít thở, chánh niệm và tập trung. Viết thư pháp là một môn thiền định. Tôi viết các từ hoặc câu mà có thể nhắc nhở mọi người về thực hành chánh niệm. Khi viết thư pháp, tôi luôn tìm cách viết như thế nào để có thể chế tác và duy trì được năng lượng niệm, định, tuệ và từ bi trong suốt thời gian viết…”

Tết Trùng Thập hay Tết Song Thập: Nguồn Gốc Và Ý Nghĩa

Tết Trùng Thập là ngày Tết thầy thuốc bởi Theo quan niệm và sách Dược lễ ngày 10-10 âm lịch hàng năm là thời điểm mà những cây thuốc tụ được khí – âm dương và kết được tứ tiết Xuân – Hạ – Thu – Đông nên có chất lượng tốt nhất. Vì vậy mà những người làm nghề thầy thuốc xem đây là một ngày lễ tết quan trọng.

Nguyễn Văn Thạc – Mãi mãi tuổi hai mươi

Lá thư đề ngày 18 tháng 9 năm 1971 gửi Như Anh, anh Thạc viết: “Bất kỳ một vinh quang nào cũng cần phải trả bằng mọi giá. Và khó khăn gian khổ càng nhiều, thử thách càng nhiều, sự vinh quang đó càng trở nên rực rỡ. Chúng ta đừng đi tìm những chân lý sâu xa đơn thuần qua những áng văn và những bài thơ, bài toán. 30/4/1975 Thạc sẽ trả lời cho P. (tức Như Anh – NV) câu: hạnh phúc là gì?…”.

Bốn loại thức ăn – Thiền sư Nhất Hạnh

Để bảo vệ sức khỏe của thân tâm, ta phải biết phân biệt những thức ăn có độc tố, những thức ăn không có độc tố, những thức ăn có công năng nuôi dưỡng và trị liệu, những thức ăn có công năng gây ra tình trạng nặng nề và bệnh tật. Bụt dạy ta ăn và uống như thế nào để cho thân thể mà ta nhận được từ tổ tiên và cha mẹ không bị đau yếu và tàn phá.

Làm sao để sống lâu, sống khỏe?

Lạc quan yêu đời: Đây là nhân tố quan trọng tạo niềm tin và sức mạnh trong cuộc sống. Lạc quan yêu đời có thể giúp bạn vượt qua những khó khăn trong cuộc sống để thực hiện những hoài bão lớn lao, kể cả việc vượt qua bệnh tật. Tục ngữ Roumanie có câu: “Một trái tim vui vẻ giết chết nhiều vi trùng hơn tất cả những kho thuốc trên thế giới”.