Đạo và Đời là 2 dòng chảy ngược chiều nhau:
Sự cô đơn ở đời thì là đau khổ, Cô đơn với đạo thì là hạnh phúc.
Ở đời lấy vào càng nhiều thì càng hạnh phúc, ở đạo cho đi càng nhiều thì càng hạnh phúc.

Đạo và Đời là 2 dòng chảy ngược chiều nhau:
Sự cô đơn ở đời thì là đau khổ, Cô đơn với đạo thì là hạnh phúc.
Ở đời lấy vào càng nhiều thì càng hạnh phúc, ở đạo cho đi càng nhiều thì càng hạnh phúc.
Theo Khổng Tử thì vạn vật ở trong vũ trụ cứ biến hoá theo lẽ điều hoà và lẽ tương đối mà lưu hành mãi mãi, không lúc nào nghỉ. Thiên đạo đã không nhất định thì ở đời có việc gì là việc nhất định được.
Khổng Tử lúc trở về nước Lỗ, không cầu ra tham chính nữa, ở nhà dạy học và san định các sách vở của cổ nhân để lại. Chủ ý Ngài là muốn phát huy cái đạo của thánh hiền đời trước ra và đem mà dạy người, chứ không phải là tạo tác ra cái đạo mới.
Học trò Ngài thì nhiều, tương truyền tới ba ngàn người. Những người có tiếng đạo đức và tài giỏi, tinh thông lục nghệ thì chỉ bẩy mươi hai người, hậu thế gọi là “thất thập nhị hiền”. Trong bẩy mươi hai người đó, có 10 người nổi tiếng nhất về bốn lĩnh vực: Đức hạnh, ngôn ngữ, chính sự, văn học, hậu thế gọi là “Khổng môn thập triết” hay “tứ khoa thập triết”.
Khổng Tử, tên là Khâu tự là Trọng Ni, sinh vào mùa đông tháng Mười năm Canh Tuất, tức năm 551 TCN. Người làng Xương Bình, huyện Khúc Phụ, nước Lỗ (nay là huyện Khúc Phụ, tỉnh Sơn Đông, Trung Hoa).
Người xưa nói: “Người quân tử dùng văn chương để họp bạn, dùng bạn để giúp nhau tiến lên đức Nhân”. Chúng tôi không dám nhận mình là người Quân tử, nhưng nếu có cơ duyên được chia sẻ và bầu bạn với bằng hữu bốn phương, để tỏ rõ sự chân thành và mong cầu học hỏi thì thật thỏa lòng biết bao.