Bạc vàng như thể phù du
Da bồi tóc bạc cương nhu rõ ràng
Biết đủ thời chẳng trách than
Hương trời ngoại cảnh rộng đàn tiêu dao.
365 ngày cho cuộc lữ hành – Ngày 5 tháng 9: Mười châm ngôn sống tốt – Giang Kháng Hổ
Kiệm lời: Không gõ chẳng kêu, quân tử như chuông. Trời đâu nói gì? Cảm nhận thông hiểu. Lao động: Tận tâm tận lực, là Thánh là Thần. Biết nhiều kỹ năng, rèn luyện bản thân.
Tĩnh dưỡng: Tâm trạng tinh thần chẳng hề lay động. Trong như nước lặng, vững như trường thành. Mặc tưởng: Tự xét lấy mình, kiểm thảo bản thân. Lỗi mình chấp nhận, bỏ ngụy lấy chân. Bao dung cởi mở: Vũ trụ sơn hà, vạn cổ sát na. Nhân quả bình đẳng, có tự hiểu chăng.
365 ngày cho cuộc lữ hành – Ngày 4 tháng 9: Tri túc (Biết đủ)
Nếu muốn thoát khỏi mọi khổ não nên chú trọng suy nghĩ về việc “biết đủ”. Phép “biết đủ” chính là chỗ giàu có, vui vẻ, an ổn. Người biết đủ dù nằm trên mặt đất vẫn thấy yên vui; Người không biết đủ dù ở trên cảnh trời cũng chưa thỏa ý. Kẻ không biết đủ tuy giàu mà nghèo; Người biết đủ tuy nghèo mà giàu. Kẻ không biết đủ thường bị năm dục dắt dẫn; Nên người biết đủ lấy làm thương xót thay.
365 ngày cho cuộc lữ hành – Ngày 3 tháng 9: Cúi đầu trước chân lý – Quách Mạt Nhược
Thời gian chính là sinh mệnh, thời gian chính là tốc độ, thời gian chính là sức mạnh. Học hành không lo ở nửa đêm gà gáy, mà chỉ sợ “bữa đực bữa cái”.
365 ngày cho cuộc lữ hành – Ngày 2 tháng 9: Chuyện cuộc đời – Mạc Ngôn
Chuyện trên đời tối kỵ nhất là thập toàn thập mỹ. Bạn hãy xem mặt trăng trên bầu trời, một khi tròn đầy thì lập tức sẽ khuyết; quả trên cây một khi chín rồi thì sẽ rơi rụng. Phàm làm việc gì đều phải giữ lại chút khiếm khuyết thì mới có thể tồn tại lâu dài.
365 ngày cho cuộc lữ hành – Ngày 1 tháng 9: Làm cách nào để tìm được bản thân
Từ trong kinh sách tượng Phật, thấy được mặt mũi vốn có của bản thân.
Từ trong hoa cỏ sỏi đá, nhận thức được thế giới nội tâm của bản thân.
Từ trên bồ đoàn tọa cụ, giữ vững được sinh mệnh vô hạn của bản thân.
Từ trong thị phi nhân ngã, thể nghiệm được kho báu đích thực của bản thân.
365 ngày cho cuộc lữ hành – Ngày 31 tháng 8: Câu đối ở chùa (4)
Đại mộng ai người tỉnh trước, nhân sớm quay đầu, tin rằng Tây phương là có thật;
Khí phách tôi ngưỡng mộ từ lâu, kịp thời buông tay, từ trong hiện tại ngộ lý Không.
365 ngày cho cuộc lữ hành – Ngày 30 tháng 8: Lời cảnh tỉnh của Trần Mỹ Công
Bỏ hết dối gian cả đời phúc, xảo trá gì?
Thị phi rốt cuộc tự thấu tỏ, tranh cãi gì?
Tề gia cần kiệm hơn cầu người, tranh đoạt gì? Oan oan tương báo lúc nào thôi, kết oán gì? Huyệt mộ lòng người đâu ở núi, mưu tính gì? Gặt người là họa hiểu người phúc, miễn cưỡng gì? Vô thường chết đến vạn sự thôi, bận rộn gì?
365 ngày cho cuộc lữ hành – Ngày 29 tháng 8: Bài ca không biết đủ và Bài ca biết đủ
Suy nghĩ công việc khổ, an nhàn chính là phúc; Suy nghĩ đói rét khổ, no ấm chính là phúc; Suy nghĩ bệnh tật khổ, không bệnh chính là phúc; Suy nghĩ hoạn nạn khổ; bình an chính là phúc; Suy nghĩ ngục tù khổ, an cư chính là phúc; Suy nghĩ chết đi khổ; đang sống chính là phúc.
Ngu Công dời núi
Ngươi không bền lòng. Bền lòng thì việc gì cũng phải được. Ngươi không bằng người đàn bà góa, đứa trẻ con thơ. Ta già, ta chết, đã có con ta. Hết đời con ta, đã có cháu ta, hết đời cháu ta đã có chắt ta, con con cháu cháu sinh hạ vô cùng mà núi thì bao giờ cũng vậy, lo gì không bạt nổi.
Chu Tử Cách Ngôn 朱子格言 – Chu Dụng Thần
Do CHU DỤNG THUẦN (1617 – 1688) thời Minh mạt Thanh sơ, tự Trí Nhất, Hào Bách Lư, người Giang Tô biên soạn. Ông viết thành từng câu dưới dạng đối theo thể Phú, lập thành một thiên về gia huấn cách ngôn. Toàn văn có 506 chữ, phân thành 6 đoạn nay xin lấy các chữ đầu mỗi câu mà đặt tựa. Nội dung chủ yếu là những lời dạy về lập thân xử thế, khuyến khích cần kiệm trị gia, an phận thủ thân và chú trọng luân thường.
365 ngày cho cuộc lữ hành – Ngày 28 tháng 8: Trung dung; Thế thuyết tân ngữ
Ham học thì tiếp cận trí tuệ, nỗ lực hành thiện thì tiếp cận nhân đức, biết ô nhục thì tiếp cận dũng cảm. Học tập rộng sâu, hỏi thêm nhiều điều, suy nghĩ thấu đáo, phân tích rạch ròi, mong muốn thực hành. Cái Đạo ấy không thể xa rời dù chỉ trong chốc lát, nếu có thể xa rời được thì đã không phải là Đạo.