365 ngày cho cuộc lữ hành – Ngày 10 tháng 10: Ghi chép về kiếp người

Cơ mưu thấu rõ, mọi lo lắng đều lãng quên, khen gì lầu rồng gác phượng, nói gì đến danh lợi buộc ràng. Nhàn rỗi thời đến nơi yên tĩnh, để mặc sức rượu thơ, hát một khúc xong quay về chưa muộn, ca một điệu nhạc biển bờ mênh mông. Gặp thời được thưởng ngoạn cỏ cây, hẹn một vài bẳng hữu tri kỷ đến chốn đồng hoang đến bên bờ suối chơi cờ đàn hát theo ý, nhâm nhi chén rượu ngâm thơ; hoặc bàn về thiện nhân quả báo, luận về kim cổ hưng vong; ngắm hoa cỏ non sông, nghe chim líu lo, thổi vang sáo khèn.

365 ngày cho cuộc lữ hành – Ngày 8 tháng 10: Lữ quán; Biệt ly cũng có thể tươi đẹp – Lâm Thanh Huyền

Rất nhiều ký ức trong cuộc sống giống như những quán trọ nhỏ. Còn con người giống như đang cưỡi một con ngựa đưa thư không ngừng nghỉ lao về phía trước, mỗi lần quay đầu lại, những sự vật trong quá khứ vĩnh viễn trở thành những quán trọ nhỏ rời bỏ bản thân mà đi. Tất cả niềm vui và nỗi buồn, tất cả mọi lắng đọng và xúc cảm mãnh liệt, thậm chí mọi thành công và thất bại đều ở trong những quán trọ nhỏ đó, khi trời về chiều, chúng ta sẽ phải vào nghỉ ở một quán trọ khác.

365 ngày cho cuộc lữ hành – Ngày 7 tháng 10: Hai tốt

Thành công và thất bại không nằm ở phong thủy, vận mệnh, quỷ thần, điều kiện thành công nằm ở chính sự kiện toàn của chính mình. Phật giáo nói rằng: “Nhân thế nào, quả thế đó”, không trải qua cày cấy vào mùa xuân hạ, làm sao có thu hoạch vào thu đông? Cho nên, một người thành công thì phải có nguyên nhân thành công; thất bại cũng có lý do tất yếu mà thất bại, thành công hay thất bại đều nằm ở chính mình, sao không thể thận trọng chứ?

365 ngày cho cuộc lữ hành – Ngày 6 tháng 10: Thơ Tô Mạn Thù

Tô Mạn Thù 蘇曼殊 (1884-1918) tên thật là Huyền Anh 玄瑛, tự Tử Cốc 子谷. Mạn Thù là pháp danh sau khi xuất gia. Ông người ở Hương Sơn, Quảng Đông, mẹ là người Nhật Bản. Năm 15 tuổi, Tô Mạn Thù sang Nhật lưu học, tham gia hoạt động cách mạng. Năm 1903 về nước dạy học tại Tô Châu một thời gian ngắn rồi xuất gia.

365 ngày cho cuộc lữ hành – Ngày 5 tháng 10: Bài tựa cho Lanh Đình tập

Ngẩng đầu nhìn lên vũ trụ bao la, cúi xuống trông thấy muôn loài tốt tươi. Mượn đó mà mở rộng tầm nhìn, tấm lòng bao dung, thời cũng đủ thích mắt vui tai. Thật hạnh phúc lắm thay! Phàm người gặp gỡ nhau, trong thoáng chốc đã qua hết cuộc đời. Có người giữ kín hoài bão trong lòng, chỉ cởi mở nơi kín đáo; có người gửi gắm hoài bão nơi vật mình yêu thích, rồi không còn bó buộc bởi điều gì, từ đó sống tự do thoải mái.

365 ngày cho cuộc lữ hành – Ngày 4 tháng 10: Đêm trăng hoa trên sông xuân

Xuân giang hoa nguyệt dạ là bài thơ trữ tình nổi tiếng trong lịch sử văn học Trung Quốc. Nhà nghiên cứu văn học đời Thanh Vương Khải Vận khen bài thơ này là “chỉ một thiên tuyệt diệu, đủ xứng đáng là đại gia” (cô thiên hoành tuyệt, cánh vi đại gia); nhà thơ hiện đại Văn Nhất Đa thì ca ngợi rằng bài thơ này là “thơ trong thơ, đỉnh núi trên các đỉnh núi” (thi trung đích thi, đỉnh phong thượng đích đỉnh phong). Theo lời Lưu Kế Tài thì đối với người Nhật Bản hiện đại, hai bài thơ Đường được hâm mộ nhất là Xuân giang hoa nguyệt dạ của Trương Nhược Hư và Trường hận ca của Bạch Cư Dị.