365 ngày cho cuộc lữ hành – Ngày 7 tháng 5: Thiên Cáo Tử; Thiên Ly Lâu

Khi trời muốn trao trọng trách cho người nào thì trước hết sẽ rèn luyện người đó: khổ tâm trí, nhọc gân cốt, đói thể xác, túng quẫn tinh thần, làm gì cũng bị nghịch ý trái lòng. Có như vậy mới kích động hết “cái tâm”, kiên nhẫn tận “cái tính”, mới làm được những điều thiên hạ xưa nay chưa ai làm được.

365 ngày cho cuộc lữ hành – Ngày 4 tháng 5: Ánh nắng

Ánh nắng vàng rực rỡ gần giữa trưa len lỏi qua khung cửa, chiếu sáng lấp lánh khắp căn phòng. Tôi ngắm nhìn ánh nắng trong suốt đó, muốn phân biệt các màu sắc xán lạn đan xen vào nhau đó, theo đuổi thứ dòng chảy không dấu vết này.

365 ngày cho cuộc lữ hành – Ngày 3 tháng 5: Tỏ nỗi lòng

Nguyễn Tịch (阮籍; 210-263) tự Tự Tông (嗣宗), xuất thân ở Trần Lưu, nước Nguỵ đời Tam Quốc (nay là Khai Phong, Hà Nam, Trung Quốc). Ông là một trong Trúc lâm thất hiền, phụ thân của ông là Nguyễn Vũ, từng là thừa tướng nước Ngụy và là một trong Kiến An thất tử.

365 ngày cho cuộc lữ hành – Ngày 30 tháng 4: Thấu tỏ đời người

Ta trở thành một con người vừa thuận theo tự nhiên nhưng lại sống tự do và hạnh phúc. Điều đó giống như một vở kịch, diễn viên ưu tú hiểu rõ vai diễn của mình là giả, nhưng vẫn diễn xuất một cách xuất thần, chân thực, tự nhiên và vui vẻ hơn chính cuộc sống hiện thực.

365 ngày cho cuộc lữ hành – Ngày 28 tháng 4: Đọc sách và làm người

“Làm người” là một môn học phải bắt đầu học từ lúc mới sinh ra cho đến lúc tuổi xế chiều vẫn phải tiếp tục gắng sức học tập, nỗ lực thực hiện. Đây chính là “học tập đến già, thực hiện đến già”. Học làm người là việc làm không bao giờ có giới hạn cả.

365 ngày cho cuộc lữ hành – Ngày 27 tháng 4: Bàn về cuộc đời tuổi trẻ

“Người Tần không kịp tự thương cho mình khi mất nước, mà người đời sau lại vội than thở cho họ. Tuy vậy, nhưng người đời sau cũng chỉ biết than thở cho người Tần mà không biết lấy đó làm gương cho chính mình, lại khiến người đời sau nữa phải than thở”. Bi kịch lớn nhất ở trên đời chẳng gì bằng: “Người đời sau nhìn người hôm nay, cũng giống như người đời nay nhìn người ngày xưa”.