“Nước và rượu” – Câu chuyện về quân tử và tiểu nhân

Người quân tử giao du với nhau, tình như nước lã; kẻ tiểu nhân giao du với nhau nồng như rượu. Tình người quân tử nhạt mà càng thân, tình kẻ tiểu nhân nồng mà sẽ tới sự tuyệt giao. Không vì lợi mà hợp nhau thì cũng không vì lợi mà chia rẽ nhau.

Đi săn

Con ve đương hưởng bóng mát mà quên thân nó đi (không để ý chung quanh) và một con bọ ngựa núp sau một cái lá, rình bắt con ve mà quên chính thân nó đi; còn con chim khách kì dị kia thì muốn thừa cơ vồ mồi, tham lợi mà quên tính mạng.

Bệnh quên

Nước Tống, có người tới tuổi trưởng thành, khi không mắc phải bệnh quên. Buổi sớm ai cho cái gì, buổi chiều đã quên. Ngày nay làm cái gì, ngày mai đã quên. Ra đường quên cả đi; ở nhà quên cả ngồi. Những gì làm trước kia, bây giờ quên hết. Bây giờ làm chi, sau này quên hết.

Diễn văn của Tù Trưởng Seattle

Bầu trời trên kia đã nhỏ xuống không biết bao giọt lệ xót thương cho dân tộc tôi qua hàng bao thế kỷ, và những gì có vẻ vĩnh cửu và bất dịch đều có thể đổi thay. Ngày hôm nay trời đẹp. Ngày mai nó sẽ có mây mù bao phủ. Nhưng những lời tôi nói cũng giống như những vì tinh tú sẽ chẳng bao giờ thay đổi.

Hẹn hò với định mệnh – Jawaharlal Nehru

Hẹn hò với định mệnh là bài diễn văn nổi tiếng của Jawaharlal Nehru, Thủ tướng đầu tiên của Ấn Độ độc lập, tập trung vào những khía cạnh có thể làm đổi dòng lịch sử nước này.

Phụ cấp của thất bại và sự quan trọng của trí tưởng tượng – J. K. Rowling

“…Không thể sống mà không thất bại trong một việc gì đó, trừ phi ta sống dè dặt tới mức có thể coi như chưa sống – trong trường hợp đó, cả cuộc đời ta sẽ là một sự thất bại”.“Những gì chúng ta đạt được trong nội tâm sẽ thay đổi được sự thật bên ngoài.” Và “Đời cũng như một câu chuyện: không cần dài, mà cần tốt”

Nếu bạn muốn thay đổi thế giới – William H. McRaven

bài học đầu tiên là nếu bạn muốn thay đổi thế giới (1) hãy bắt đầu bằng việc gấp dọn giường của mình (2) Hãy tìm ai đó cùng mình chèo thuyền (3) đừng nhìn vào kích thước của chân nhái, hãy nhìn vào kích thước của trái tim (4) đừng nản lòng vì bị người ta biến mình thành bánh quy bọc đường, hãy tiếp tục tiến bước…

“Tôi có một giấc mơ” – Martin Luther King

Tôi mơ rằng một ngày kia, những thung lũng khổ đau sẽ lấp đầy hạnh phục, những ngọn đồi và ngọn núi khó với kia sẽ được san bằng, mặt đất gồ ghề sẽ trở nên phẳng phiu, và những khúc quanh co sẽ được uốn cho thẳng, và sự huy hoàng của Đấng tối cao sẽ triển hiện, để cho người trần mắt thịt cùng được thấy.

Kinh Dịch – Quẻ 64: Hỏa Thủy Vị Tế

Kinh Dịch bắt đầu bằng hai quẻ Càn, Khôn, gốc của vạn vật; ở giữa là hai quẻ Hàm và Hằng, đạo vợ chồng, gốc của xã hội, tận cùng bằng hai quẻ Kí tế và Vị tế đã xong rồi lại chưa xong; như vậy là hàm cái nghĩa việc trời đất cũng như việc của loài người, không bao giờ xong, cái gì tới chung rồi lại tiếp ngay tới thủy. Mà đạo Dịch cũng vậy không bao giờ hết. Dịch cho ta niềm hy vọng ở tương lai. Thật là một triết lý lạc quan.

Kinh Dịch – Quẻ 63: Thủy Hỏa Ký Tế

Ở vào thời Kí tế, việc lớn đã xong, còn những việc nhỏ cũng phải làm cho xong nữa, thì mới thật là hoàn thành. Hoàn thành rồi lại phải cố giữ được sự nghiệp; nếu không thì chỉ tốt lúc đầu thôi mà rốt cuộc sẽ nát bét. Nghĩa lúc trị phải lo trước tới lúc loạn.

Kinh Dịch – Quẻ 62: Lôi Sơn Tiểu Quá

: Cái nhỏ nhiều: Hanh thông hợp đạo chính thì lợi. Có thể làm việc nhỏ, không thể làm việc lớn. Con chim bay mà để tiếng kêu lại, không nên lên cao mà nên xuống thấp. Người quân tử biết được như vậy thì tốt.

Kinh Dịch – Quẻ 61: Phong Trạch Trung Phu

Theo nghĩa thì trên là Tốn, thuận với người dưới; dưới là Đoài, phục tòng người trên; như vậy là cảm hoá được dân. Lòng chí thành cảm được những vật ngu, không biết gì như heo và cá. Lấy lòng chí thành, hư tâm mà ứng phó với nguy hiểm thì vượt được hết, như qua sông lớn mà ngồi chiếc thuyền trống không (hư chu), không chở gì cả, thật là an toàn. Phải giữ chính đạo mới tốt.