365 ngày cho cuộc lữ hành – Ngày 11 tháng 12: Tự do thật sự – Phật Quang Tinh Vân

Kẻ phàm phu thân xác chịu khổ thì đầu óc đau khổ, hoảng loạn, khiến cho nội tâm cũng đau khổ theo; còn bậc Thánh hiền khi thân xác chịu khổ nhưng không ưu sầu phiền não, cho nên chỉ có thân xác chịu khổ, còn tâm không chịu khổ. Sự khác biệt chính nằm ở chỗ kẻ phàm phu bị nhiễm trước bởi năm dục, nên tạo ra ba độc tham sân si, còn bậc Thánh hiền thì không.

365 ngày cho cuộc lữ hành – Ngày 10 tháng 12: Bài ca bách nhẫn; Chín đời cùng chung sống

Theo ghi chép của “Đường thư – Hiếu hữu truyện tự” thì gia đình Trương Công Nghệ chín đời cùng chung sống với nhau, Đường Cao Tông hỏi về gia phong thì đương thời Trương Công Nghệ đã 88 tuổi mới viết 100 chữ nhẫn trình lên, đồng thời giảng giải nội dung của “bách nhẫn”, Đường Cao Tông vô cùng cảm động, ban cho ông lụa là, đồng thời đích thân đề tặng “Bách nhẫn nghĩa môn” để biểu dương.

365 ngày cho cuộc lữ hành – Ngày 8 tháng 12: Chuyện cũ thành Nam – Lâm Hải Âm

Lâm Hải Âm (林海音, 1918–2001) là một nữ nhà văn nổi tiếng người Đài Loan, gốc Bắc Kinh, Trung Quốc. Tên thật của bà là Cheng Linhai (Thành Lâm Hải). Lâm Hải Âm được biết đến như một trong những nhà văn xuất sắc nhất của văn học hiện đại Đài Loan, với các tác phẩm giàu tính nhân văn và sâu sắc về cuộc sống, đặc biệt là về những trải nghiệm cá nhân trong bối cảnh lịch sử và văn hóa khác biệt.

365 ngày cho cuộc lữ hành – Ngày 3 tháng 12: Thời gian ngồi cùng tôi – Ẩn Địa

Lúc còn trẻ, chúng ta khống chế thời gian, sử dụng thời gian; Lúc tuổi già, chúng ta lại bị thời gian khống chế, chỉ có thể dập dềnh theo sóng nước. Lúc còn trẻ, không có ai cảm nhận được dòng chảy của thời gian; Đến lúc về già, thời gian xô đẩy, nặng nề như núi, Nó đè nén chúng ta đến mức không thể thở nổi. Thời gian không còn trôi qua lề mề, Mà giống như bước chạy của gã khổng lồ đang rượt đuổi chúng ta, Rút mất ánh sáng và vẻ đẹp từ trong sinh mệnh của chúng ta.

365 ngày cho cuộc lữ hành – Ngày 1 tháng 12: Châm ngôn về gốc rễ – Vương Tích Tước

Hiếu đễ là gốc lập thân, trung thứ là gốc giữ tâm; Lập chí là gốc phấn đấu, đọc sách là gốc để lập nghiệp; Nghiêm túc là gốc để dựng nhà, cần kiệm là gốc để giữ nhà; Ít ham muốn là gốc để dưỡng thân, cẩn trọng lời nói là gốc để tránh xa điều hại; Tiết dục là gốc để tránh bệnh, thanh liêm cần mẫn là gốc để làm quan; Kính trọng hậu đãi là gốc đối xử với người, chọn bạn là gốc của việc hữu ích;

365 ngày cho cuộc lữ hành – Ngày 29 tháng 11: Bảo vương tam muội luận – Diệu Hiệp

Diệu Hiệp Đại Sư, người ở huyện Cần tại Minh Châu. Ngài xuất gia khoảng cuối đời nhà Nguyên sang đầu triều Minh, nghiên cứu tinh tường về Thiên Thai Giáo Quán, chuyên tu môn Niệm Phật tam muội. Đại sư có soạn thuật hai quyển Niệm Phật Trực Chỉ, trong đó thiên Trực Chỉ Tâm Yếu phá vọng hiển chân, biện giải đến chỗ tinh vi.

365 ngày cho cuộc lữ hành – Ngày 28 tháng 11: Vô cùng khiêm tốn – Tư Mã Trung Nguyên

“Hư hoài nhược cốc”  (虛懷若谷) chính là phải dạy hậu thế phải biết đặt trái tim của mình vào “hư” và “không” (tâm hồn bao dung rỗng rang), tự đặt mình vào vị trí thấp. Sông lớn có thể bắt nguồn từ những dòng suối nhỏ, trở thành vạn dòng sông, chảy cuồn cuộn, chính vì đáy sông ở nơi thấp nhất. Một người biết khiêm tốn, có khí khái tôn trọng hiền tài thì giống như Đức Phật Di Lặc thường mỉm cười, rộng lượng bao dung vạn loại, cũng không khác vạn dòng đều quy về biển lớn.

365 ngày cho cuộc lữ hành – Ngày 23 tháng 11: Bài ca cầu nguyện trước khi ngủ – Phật Quang Tinh Vân

Hãy cho con tấm lòng bình đẳng, khoan dung đối với cả kẻ thù xâm phạm con;
Hãy cho con có tấm lòng biết ơn, báo đáp bạn bè đã giúp đỡ con; Hãy cho con có tấm lòng chí tuệ, thấy rõ khuyết điểm của bản thân; Hãy cho con có tấm lòng tinh tiến, phụng hành lời giáo huấn từ bi của Người. Hãy để con vứt bỏ đao gươm thù hận, hưởng thụ niềm vui pháp thiền mát mẻ; Hãy cho con buông bỏ gông cùm chấp trước, cho con giải thoát tự tại trong thân tâm.

365 ngày cho cuộc lữ hành – Ngày 22 tháng 11: Cuộc đời tôi – Quý Tiện Lâm

Thời gian không chút lưu tình, nó thật sự khiến con người tự nhìn thấy chân tướng của bản thân trong chiếc gương do chính mình tạo nên… Không thẹn với lương tâm, không đi ngược lại lẽ thường, không dùng hết vật lực, làm được ba điều này thì có thể xác lập tâm tính giữa trời đất; lập mệnh vì bách tính, tạo phúc cho con cái đời sau.