365 ngày cho cuộc lữ hành – Ngày 6 tháng 10: Thơ Tô Mạn Thù

Tô Mạn Thù 蘇曼殊 (1884-1918) tên thật là Huyền Anh 玄瑛, tự Tử Cốc 子谷. Mạn Thù là pháp danh sau khi xuất gia. Ông người ở Hương Sơn, Quảng Đông, mẹ là người Nhật Bản. Năm 15 tuổi, Tô Mạn Thù sang Nhật lưu học, tham gia hoạt động cách mạng. Năm 1903 về nước dạy học tại Tô Châu một thời gian ngắn rồi xuất gia.

365 ngày cho cuộc lữ hành – Ngày 5 tháng 10: Bài tựa cho Lanh Đình tập

Ngẩng đầu nhìn lên vũ trụ bao la, cúi xuống trông thấy muôn loài tốt tươi. Mượn đó mà mở rộng tầm nhìn, tấm lòng bao dung, thời cũng đủ thích mắt vui tai. Thật hạnh phúc lắm thay! Phàm người gặp gỡ nhau, trong thoáng chốc đã qua hết cuộc đời. Có người giữ kín hoài bão trong lòng, chỉ cởi mở nơi kín đáo; có người gửi gắm hoài bão nơi vật mình yêu thích, rồi không còn bó buộc bởi điều gì, từ đó sống tự do thoải mái.

365 ngày cho cuộc lữ hành – Ngày 4 tháng 10: Đêm trăng hoa trên sông xuân

Xuân giang hoa nguyệt dạ là bài thơ trữ tình nổi tiếng trong lịch sử văn học Trung Quốc. Nhà nghiên cứu văn học đời Thanh Vương Khải Vận khen bài thơ này là “chỉ một thiên tuyệt diệu, đủ xứng đáng là đại gia” (cô thiên hoành tuyệt, cánh vi đại gia); nhà thơ hiện đại Văn Nhất Đa thì ca ngợi rằng bài thơ này là “thơ trong thơ, đỉnh núi trên các đỉnh núi” (thi trung đích thi, đỉnh phong thượng đích đỉnh phong). Theo lời Lưu Kế Tài thì đối với người Nhật Bản hiện đại, hai bài thơ Đường được hâm mộ nhất là Xuân giang hoa nguyệt dạ của Trương Nhược Hư và Trường hận ca của Bạch Cư Dị.

Không lo giác ngộ

365 ngày cho cuộc lữ hành – Ngày 2 tháng 10: Bài ca khuyên thế gian

Nhanh quay đầu còn sớm đâu, mới trẻ đây thôi tóc đã bạc đầu. Tài cao bắc đẩu, tiền ngàn rương, nghiệp chướng theo thân nào hết vương? Khuyên người đời quay đầu thôi, ăn chay niệm Phật báu tinh khôi, danh lợi như giấc mộng hư ảo, chẳng bằng niệm Phật tu tâm thôi.

365 ngày cho cuộc lữ hành – Ngày 29 tháng 9: Phục hưng văn hóa Trung Hoa, Phật giáo gánh vác trách nhiệm lớn

Napeleon từng nói rằng: “Trung Quốc là một con sư tử đang ngủ yên, khi nó ngẩng đầu tỉnh giấc, thế giới đều sẽ run rẩy”. Con sư tử Trung Quốc đó đã tỉnh giấc, nhưng đó là con sư tử hòa bình, thân thiện và văn minh. Trung Hoa muốn trở thành con sư tử hòa bình, thân thiện và văn minh, thì điều có bản nhất là sự phục hưng của nền văn hóa, Phật giáo đóng vai trò quan trọng, gánh vác trọng trách nặng nề.

365 ngày cho cuộc lữ hành – Ngày 28 tháng 9: Thầy dạy; Cách ngôn trị gia

Người học ngày xưa tất phải có thầy chỉ bảo. Người thầy là người truyền trao đạo lý, dạy cho nghề nghiệp, giảng giải những điều chưa rõ. Người ta sinh ra không tự biết được mọi điều, ai chẳng có điều chưa biết rõ. Có điều chưa hiểu rõ mà không tìm thầy để học, thì cuối cùng chẳng thể sáng tỏ được. Ta theo đó để học, không câu nệ ai sinh trước sinh sau ta, miễn là có gì để ta học được hay không? Cho nên không phân biệt sang hèn, không kể lớn nhỏ. Đạo ở đó thì thầy còn ở đó để ta theo học vậy.

365 ngày cho cuộc lữ hành – Ngày 27 tháng 9: Ngộ như hoa nở

Người có thể tịnh tâm, trong tâm hồn tự có vườn hoa. Bốn mùa xuân hạ thu đông đều là mùa hoa nở, không cần kiếm tìm cảm giác tươi đẹp, tin tức báo xuân ở khắp nơi. Người có thể tư duy tự có thể thấy được giá trị đích thực, không bị mê muội từ bên ngoài, cũng không tạo nghiệp rác rưởi cho cuộc đời.

365 ngày cho cuộc lữ hành – Ngày 26 tháng 9: Anh ở tầng bao nhiêu?

Cuộc đời có ba tầng: Tầng thứ nhất là cuộc sống vật chất; Tầng thứ hai là cuộc sống tinh thần; Tầng thứ ba là cuộc sống tâm linh. Tâm không loạn, tình cảm không trói buộc, không sợ tương lai, không hoài niệm quá khứ, như thế là yên bình. Tâm nhỏ lại thì mọi việc nhỏ sẽ trở nên lớn; Tâm lớn lên thì mọi việc lớn đều nhỏ lại;

365 ngày cho cuộc lữ hành – Ngày 24 tháng 9: Văn cầu nguyện cho người lướn tuổi

Hãy để họ biết rằng: Ý nghĩa cuộc đời không nằm ở sự trường cửu của thân xác này, mà ở sự vô hạn của công đức trí tuệ.
Đức Phật từ bi vĩ đại!
Xin Người rủ lòng yêu thương người lớn tuổi khắp thế gian, có được tuổi xế chiều bình an vui vẻ, Có được cuộc đời thông hiểu, tự tại vô ưu vô sầu.

365 ngày cho cuộc lữ hành – Ngày 22 tháng 9: Điệu Tây Giang nguyệt

Đời người ngắn tựa mộng xuân
Tình người bạc tựa mấy tầng mây bay
Lao tâm khổ tứ đêm ngày
Phúc họa định sẵn mới hay chuyện đời.
Gặp nhau ta cứ vui thôi
Rượu ngon ba cốc, hoa tươi một màu
Nụ cười thỏa sức gửi trao
Ngày mai dẫu có ra sao mặc đời.

365 ngày cho cuộc lữ hành – Ngày 21 tháng 9: Cảm ơn đất trời – Trần Chi Phan

Mấy năm nay, tôi thật sự đã có được sự lĩnh ngộ mới. Bất kể là chuyện gì đi nữa thì điều chúng ta nhận được từ người khác là quá nhiều, còn bản thân chúng ta đóng góp lại rất ít. Bởi vì, người cần cảm ơn quá nhiều cho nên thôi thì cảm ơn nhân duyên. Cho dù là chuyện gì, điều chúng ta cần không phải là di sản hay sự đóng góp của tiền nhân, mà là cần sự ủng hộ và hợp tác của mọi người, bên cạnh đó còn phải chờ đợi thời cơ nhân duyên đầy đủ. Khi đã thật sự làm được một số việc thì tôi lại càng cảm thấy rằng cống hiến của chúng ta là quá bé nhỏ rồi.

365 ngày cho cuộc lữ hành – Ngày 20 tháng 9: Lịch sử Hán Cao Tổ

Cao Tổ nói: “Khanh chỉ biết một mà chưa biết hai. Phàm việc tính toán trong doanh trướng mà quyết định được sự thắng lợi ở ngoài ngàn dặm thì ta không bằng Tử Phòng. Quản lý đất nước, giữ yên trăm họ, vận tải lương thực không bao giờ gián đoạn thì ta không bằng Tiêu Hà. Nắm trong tay trăm vạn quân, bách chiến bách thắng, tiến công là nhất định lấy được vinh quang thì ta đâu sánh bằng Hàn Tín. Ba người này đều là những bậc anh hùng hào kiệt, ta biết kết hợp cùng với họ cho nên có được thiên hạ. Còn Hạng Vũ có một quân sư Phạm Tăng mà không biết dùng cho nên bại trận dưới tay ta.

365 ngày cho cuộc lữ hành – Ngày 16 tháng 9: Châm ngôn về sáu việc – Diệp Ngọc Bình

Đạo lý của trời đất vạn vật đều từ điềm tĩnh chứ không vội vàng; Kẻ vội vàng hao tổn sức lực; người điềm tĩnh giữ được khí hòa;
Việc điềm tĩnh mang nhiều lợi ích, người điềm tĩnh tuổi thọ thêm cao. Đất đai mỏng tất dễ sụp, đồ dùng mỏng tất dễ hỏng; Rượu nồng có thể giữ lâu dài, vải bố dày mặc được bền chắc.