Chuyện tốt cũng chấp nhận, chuyện xấu cũng chấp nhận, được cũng không vui, mất cũng chẳng buồn, như thế mới là bản lĩnh và trí tuệ đủ để ứng phó với mọi gian nan.

Chuyện tốt cũng chấp nhận, chuyện xấu cũng chấp nhận, được cũng không vui, mất cũng chẳng buồn, như thế mới là bản lĩnh và trí tuệ đủ để ứng phó với mọi gian nan.
Nghĩ lại cuộc đời ta, phồn hoa mỹ lệ như mây khói thoảng qua. Năm mươi năm trôi qua như một giấc mộng. Nay bừng tỉnh giấc mộng thấy mình tay không, biết cam chịu làm sao?
Nhớ chuyện xưa mà ghi chép lại thành lịch sử, dâng lên trước Phật một lòng sám hối… “Liệu có phải là mộng ảo?” E rằng mộng, sợ không phải là mộng, lại sợ đó là mộng, thật khiến người ta si dại! Nay ta đại mộng sắp tỉnh, tuy chỉ là tài mọn nhưng đó lại là một giấc mộng.
Nam Đường Hậu Chủ (南唐後主; 937 – 978), tên thật là Lý Dục (李煜), thông gọi Lý Hậu Chủ (李後主), là vị vua cuối cùng nước Nam Đường thời Ngũ Đại Thập Quốc trong lịch sử Trung Quốc. Dù là một vị vua được cho là thiếu bản lĩnh và kém cỏi, nhưng ông được biết đến rộng rãi là một nhà thơ, từ, họa sĩ và nhà thư pháp lỗi lạc nổi tiếng của Trung Quốc trong thế kỷ 10. Ông được xem là một người uyên thâm thể loại từ vào hàng bậc nhất, do đó được xưng tụng là Thiên cổ từ đế (千古词帝)
Việc gì mà đem lại lợi ích cho mọi người, có cống hiến cho xã hội thì chúng ta nên nắm bắt thời cơ, nỗ lực sáng tạo, cống hiến phụng sự, chớ để nhân duyên mất đi thì sẽ nuối tiếc cả đời. Đặc biệt là tầng lớp thanh niên, nhân lúc chúng ta đang có sức khỏe trí tuệ ở đỉnh cao nhất mà lập chí cao thượng, phát huy năng lực, đừng để về già rồi “hận thời trai trẻ, ngồi khóc bi ai”.
Mẫu thân còn sống, gọi là giàu có; mẫu thân không còn, đó gọi là nghèo khổ. Lúc mẫu thân còn sống, gọi là mặt trời đang mọc; lúc mẫu thân mất đi, đó là mặt trời lặn mất.
Trước chén quyết lúc quay về
Đời chưa dứt đoạn ê chề sắc xuân
Tình si một nỗi gian truân
Tự thân mình tạo trách lầm gió trăng.
Từ bậc Thiên tử cho đến thứ dân đều phải lấy việc rèn luyện tu dưỡng đạo đức bản thân (tu thân) làm gốc. Cái gốc của nó lộn xộn, rối ren (loạn) thì không thể nào lo liệu, sắp xếp (trị) được cái ngọn vậy. Điều quan trọng như tu thân thì coi nhẹ mà chỗ không quan trọng lại xem trọng thì chưa từng có vậy. Thế mới gọi là biết cái gốc, là đạt đến sự hiểu biết vậy.
Phàm phát ngôn tín làm đầu
Gạt và dối sao làm người
Nói nhiều lời chẳng bằng ít
Mong lời ngay chẳng gian dối
Xuân tàn vô cớ đến đây
Bên hồ một góc thương thay phận mình
Sử kinh sớm rõ sự tình
Ngắm hoa lại nhớ bạn mình năm xưa.
Bạc vàng như thể phù du
Da bồi tóc bạc cương nhu rõ ràng
Biết đủ thời chẳng trách than
Hương trời ngoại cảnh rộng đàn tiêu dao.
Kiệm lời: Không gõ chẳng kêu, quân tử như chuông. Trời đâu nói gì? Cảm nhận thông hiểu. Lao động: Tận tâm tận lực, là Thánh là Thần. Biết nhiều kỹ năng, rèn luyện bản thân.
Tĩnh dưỡng: Tâm trạng tinh thần chẳng hề lay động. Trong như nước lặng, vững như trường thành. Mặc tưởng: Tự xét lấy mình, kiểm thảo bản thân. Lỗi mình chấp nhận, bỏ ngụy lấy chân. Bao dung cởi mở: Vũ trụ sơn hà, vạn cổ sát na. Nhân quả bình đẳng, có tự hiểu chăng.
Nếu muốn thoát khỏi mọi khổ não nên chú trọng suy nghĩ về việc “biết đủ”. Phép “biết đủ” chính là chỗ giàu có, vui vẻ, an ổn. Người biết đủ dù nằm trên mặt đất vẫn thấy yên vui; Người không biết đủ dù ở trên cảnh trời cũng chưa thỏa ý. Kẻ không biết đủ tuy giàu mà nghèo; Người biết đủ tuy nghèo mà giàu. Kẻ không biết đủ thường bị năm dục dắt dẫn; Nên người biết đủ lấy làm thương xót thay.
Thời gian chính là sinh mệnh, thời gian chính là tốc độ, thời gian chính là sức mạnh. Học hành không lo ở nửa đêm gà gáy, mà chỉ sợ “bữa đực bữa cái”.
Chuyện trên đời tối kỵ nhất là thập toàn thập mỹ. Bạn hãy xem mặt trăng trên bầu trời, một khi tròn đầy thì lập tức sẽ khuyết; quả trên cây một khi chín rồi thì sẽ rơi rụng. Phàm làm việc gì đều phải giữ lại chút khiếm khuyết thì mới có thể tồn tại lâu dài.
Từ trong kinh sách tượng Phật, thấy được mặt mũi vốn có của bản thân.
Từ trong hoa cỏ sỏi đá, nhận thức được thế giới nội tâm của bản thân.
Từ trên bồ đoàn tọa cụ, giữ vững được sinh mệnh vô hạn của bản thân.
Từ trong thị phi nhân ngã, thể nghiệm được kho báu đích thực của bản thân.
Đại mộng ai người tỉnh trước, nhân sớm quay đầu, tin rằng Tây phương là có thật;
Khí phách tôi ngưỡng mộ từ lâu, kịp thời buông tay, từ trong hiện tại ngộ lý Không.
Bỏ hết dối gian cả đời phúc, xảo trá gì?
Thị phi rốt cuộc tự thấu tỏ, tranh cãi gì?
Tề gia cần kiệm hơn cầu người, tranh đoạt gì? Oan oan tương báo lúc nào thôi, kết oán gì? Huyệt mộ lòng người đâu ở núi, mưu tính gì? Gặt người là họa hiểu người phúc, miễn cưỡng gì? Vô thường chết đến vạn sự thôi, bận rộn gì?
Suy nghĩ công việc khổ, an nhàn chính là phúc; Suy nghĩ đói rét khổ, no ấm chính là phúc; Suy nghĩ bệnh tật khổ, không bệnh chính là phúc; Suy nghĩ hoạn nạn khổ; bình an chính là phúc; Suy nghĩ ngục tù khổ, an cư chính là phúc; Suy nghĩ chết đi khổ; đang sống chính là phúc.
Ham học thì tiếp cận trí tuệ, nỗ lực hành thiện thì tiếp cận nhân đức, biết ô nhục thì tiếp cận dũng cảm. Học tập rộng sâu, hỏi thêm nhiều điều, suy nghĩ thấu đáo, phân tích rạch ròi, mong muốn thực hành. Cái Đạo ấy không thể xa rời dù chỉ trong chốc lát, nếu có thể xa rời được thì đã không phải là Đạo.
Một bát cháo, một bữa cơm nên nghĩ làm được không phải dễ; Nửa tấm vải, nửa sợi tơ phải nhớ rằng làm ra rất khó.
Chuẩn bị lúc trời còn chưa mưa, chớ đợi lúc khát mới đào giếng.
Tự thực thi phải tiết kiệm, thết đãi khách chớ liên miên.
Giữ mình chất phác, chuyên cần, dạy con phải theo lễ nghĩa;
Chớ tham lam ngoài ý muốn, chớ uống rượu say xưa.
Với kẻ buôn gánh bán bưng chớ tranh phần hơn thua;
Tôi cho rằng theo đuổi hạnh phúc cuộc đời thì không gì ngoài năm điều:
Một là thân thể khỏe mạnh.
Hai là gia đình viên mãn.
Ba là làm việc nghiêm túc.
Bốn là biết đủ tích phúc.
Năm là hành thiện giúp người.