Kinh Dịch – Quẻ 64: Hỏa Thủy Vị Tế

Kinh Dịch bắt đầu bằng hai quẻ Càn, Khôn, gốc của vạn vật; ở giữa là hai quẻ Hàm và Hằng, đạo vợ chồng, gốc của xã hội, tận cùng bằng hai quẻ Kí tế và Vị tế đã xong rồi lại chưa xong; như vậy là hàm cái nghĩa việc trời đất cũng như việc của loài người, không bao giờ xong, cái gì tới chung rồi lại tiếp ngay tới thủy. Mà đạo Dịch cũng vậy không bao giờ hết. Dịch cho ta niềm hy vọng ở tương lai. Thật là một triết lý lạc quan.

Kinh Dịch – Quẻ 63: Thủy Hỏa Ký Tế

Ở vào thời Kí tế, việc lớn đã xong, còn những việc nhỏ cũng phải làm cho xong nữa, thì mới thật là hoàn thành. Hoàn thành rồi lại phải cố giữ được sự nghiệp; nếu không thì chỉ tốt lúc đầu thôi mà rốt cuộc sẽ nát bét. Nghĩa lúc trị phải lo trước tới lúc loạn.

Kinh Dịch – Quẻ 62: Lôi Sơn Tiểu Quá

: Cái nhỏ nhiều: Hanh thông hợp đạo chính thì lợi. Có thể làm việc nhỏ, không thể làm việc lớn. Con chim bay mà để tiếng kêu lại, không nên lên cao mà nên xuống thấp. Người quân tử biết được như vậy thì tốt.

Kinh Dịch – Quẻ 61: Phong Trạch Trung Phu

Theo nghĩa thì trên là Tốn, thuận với người dưới; dưới là Đoài, phục tòng người trên; như vậy là cảm hoá được dân. Lòng chí thành cảm được những vật ngu, không biết gì như heo và cá. Lấy lòng chí thành, hư tâm mà ứng phó với nguy hiểm thì vượt được hết, như qua sông lớn mà ngồi chiếc thuyền trống không (hư chu), không chở gì cả, thật là an toàn. Phải giữ chính đạo mới tốt.

Kinh Dịch – Quẻ 60: Thủy Trạch Tiết

Cái gì cũng vừa phải thì mới tốt, thái quá cũng như bất cập đều xấu cả. Quẻ này có ba hào cương, ba hào nhu, không bên nào quá; lại thêm hào 2 và hào 5 đều là dương cương mà đắc trung, như vậy là xử sự đươc trúng tiết, cho nên việc gì cũng hanh thông. Nhưng tiết chế qúa, bắt người ta khổ cực thì không ai chịu được lâu, như vậy không còn hanh thông nữa.

Kinh Dịch – Quẻ 59: Phong Thủy Hoán

Đại Tượng truyện bàn rộng ra, khuyên sau khi giải tán rồi lại nên nghĩ tới việc nhóm họp lại, mà muốn nhóm họp, thống nhất nhân tâm thì nên đặt lễ tế Thượng đế, tế Tổ tiên.

Kinh Dịch – Quẻ 58: Thuần Đoài

Đoài là chằm, cũng là thiếu nữ. Nước chằm làm cho cây cỏ vui tươi, sinh vật vui thích; thiếu nữ làm cho con trai vui thích. Vui thích thì hanh thông, miễn là phải hợp với đạo chính; phải ngay thẳng, thành thực, đoan chính. Đoài có hai hào dương ở phía trong, một hào âm ở ngoài, nghĩa là trong lòng phải thành thực rồi ngoài mặt nhu hoà, như vậy là hợp với đạo chính, tốt.

Kinh Dịch – Quẻ 57: Thuần Tốn

Đại tượng truyện giảng: trên là gió, dưới là gió (Tốn), là có hai luồng gió tiếp tục theo nhau. Người quân tử tiếp tục xuất phát mệnh lệnh để thi hành chính sự, mà thiên hạ phục tòng, cũng như vạn vật ngả theo gió.

Kinh Dịch – Quẻ 56: Hỏa Sơn Lữ

Cái đạo ở đậu là mềm mỏng, đừng làm cao để người ta khỏi ghét; nhưng mặt khác, cũng phải yên lặng sáng suốt giữ tư cách, đạo chính của mình để người ta khỏi khinh. Giữ cho đạo được nghĩa lý trong hoàn cảnh đó thật là khó (lữ chỉ thời nghĩa, đại hĩ tai: lời Thoán truyện).

Kinh Dịch – Quẻ 55: Lôi Hỏa Phong

Tên quẻ là thịnh lớn, rất tốt mà không có hào nào thật tốt, hào nào cũng có lời răn đe. Cổ nhân muốn cảnh cáo chúng ta ở thời thịnh lớn, có phúc thì cũng có sẵn mầm hoạ, phải cẩn thận lắm mới được.

Kinh Dịch – Quẻ 54: Lôi Trạch Quy Muội

Hào đẹp nhất trong quẻ là hào 5. Việc kén dâu, kén vợ, trọng người có đức, không hợm mình cao sang, giàu có, coi thường phục sức, mà khiêm tốn.

Kinh Dịch – Quẻ 53: Phong Sơn Tiệm

Quẻ này trên là Tốn (ở đây có nghĩa là cây), dưới là Cấn (núi). Trên núi có cây, có cái tượng dưới thấp lần lần lên cao, nên đặt tên là Tiệm. Đại Tượng truyện Khuyên người quân tử nên theo tượng quẻ này mà tu thân, tiến lần lần cho được thành người hiền, rồi thành bậc thánh, để cải thiện phong tục cho dân (Quân tử dĩ cư hiền đức, thiện tục).