“Vui theo tham dục vui là khổ. Khổ để tu hành khổ hóa vui” (*)

Phật dạy cho người tại gia bốn pháp an lạc cho hiện tại là: Tháo vác, phòng hộ của cải đã kiếm được bằng nghề chân chính, làm bạn với thiện và sống điều hòa thăng bằng. Và bốn pháp tạo hạnh phúc cho tương lai, đời sau là: lòng tin, giới đức, bố thí và trí tuệ.

GS. HỒ NGỌC ĐẠI VÀ LỜI “TIÊN TRI” CỦA CỐ TỔNG BÍ THƯ LÊ DUẨN

“…Ông bảo: Ba con mình đang ngồi đây (phòng ăn), muốn ra khỏi chỗ này thì không phải chỗ sáng sáng kia đâu (cửa sổ), mà chỗ tối tối đằng sau kia (cửa ra vào).” (PV: Chỗ mà người ta nhìn thấy một cách trực quan, nhưng đó chưa chắc là lối ra. Mà lối ra chính là chỗ cánh cửa đang đóng.)

Thực tập 5 lạy

Con có gốc rễ nơi tổ tiên, nơi giòng họ huyết thống và giòng họ tâm linh; trái tim con đã nở ra như một đóa hoa, con xin buông bỏ tất cả mọi hiềm hận, một lòng cầu nguyện cho kẻ đã làm khổ con, làm khổ gia đình và dân tộc con được thoát vòng tai nạn và đớn đau, để họ có thể thấy được ánh sáng của niềm vui sống và an lạc như con. Tâm con không còn mang một mảy may trách móc và oán thù. Con xin truyền đạt năng lượng của con cho tất cả những người ấy. Lạy Bụt, lạy tổ, lạy ông bà chứng minh cho con.

Dòng tu Tiếp Hiện và Con đường phụng sự

Chặng đường 50 năm của dòng tu Tiếp Hiện đã trở thành một gia tài quý báu trong những pháp môn của truyền thống Làng Mai, là lý tưởng phụng sự mà cũng là pháp môn hành trì, thực tập chuyển hóa tự thân. Những người Tiếp Hiện khắp nơi trên thế giới, đã và đang đi về một hướng, cùng nuôi dưỡng nhau trên con đường hiểu biết và yêu thương.

Tín Tâm Minh Giảng Giải – HT. Thích Thanh Từ

Tóm lại, loài người cho đến loài vật từ những việc đối đãi trong thế gian đều nằm ở hai bên. Vì vậy cho nên bao nhiêu niệm điên đảo nổi lên, thấy nam thì nhớ nữ, thấy tốt thì nhớ xấu, thấy phải nhớ quấy. Như vậy điên đảo cuồng loạn hoài cũng tại hai bên đó. Dừng được hai bên thì tâm vọng lặng lẽ, thể nhất như rỗng sáng. Ðó là cội nguồn của sự tu hành. Tín tâm không phải là tin tâm thiện của mình, tín tâm là tin được cái TÂM CHÂN THẬT KHÔNG HAI, nhớ rõ như vậy.

Lời dạy của Khổng Tử: “Biết thì nói là biết, không biết thì nói là không biết, đó mới là có trí tuệ vậy”

Câu chuyện kể về lần đầu tiên Tử Lộ đến bái kiến Khổng Tử. Mục đích của lần bái kiến này Tử Lộ muốn kiểm chứng lời đồn đại xa gần về đức tài của thầy. Nhưng cả ba lần bái kiến thì cả ba lần Tử Lộ bị Khổng Tử trách mắng. Và câu nói nổi tiếng: “Tri chi vi tri chi, bất chi vi bất Tri, thị trí dã – có nghĩa là “Biết thì nói là biết, không biết thì nói là không biết, đó mới là có trí tuệ vậy” ra đời từ đây.

Chuyện tình không đoạn kết

Nhiều thế hệ đã trôi qua, các ông hoàng bà chúa đã biến mất… Nhưng người ta vẫn chưa đồng ý với nhau về đoạn kết của câu chuyện.

Truyện Tây du ký – Kỳ 1: Giải mã bí mật nhân vật TÔN NGỘ KHÔNG *

Ngộ Không chỉ cúi mình trả lời một tiếng: “Chính Lão Tôn đây!”. Thái độ ngang tàng của Tôn trước mặt Ngọc Hoàng trong thế giới thần thoại đã phản ánh một cách khái quát sự khinh miệt của nhân dân lao động đối với quyền quý và chế độ đẳng cấp trong xã hội phong kiến, phản ánh yêu cầu và nguyện vọng của họ: Dân chủ, bình đẳng.

Lời dạy của Khổng Tử – 50 câu tinh hoa trong Luận Ngữ

Trình Y Xuyên, một nhà Nho đời Tống nói: “Có người đọc xong Luận Ngữ mà không thấy gì cả, có người đọc xong lại thấy thích thú một vài câu, có người đọc xong thì rất thích thú đến độ múa tay múa chân mà không hay biết”. Bởi vậy, khi đọc Luận Ngữ, phải đọc chậm rãi, suy nghĩ tường tận, càng suy nghĩ càng phát hiện được nhiều điều hay.