“Cảm hứng trên đường lên núi đón Tết Trùng Dương” với ngôn ngữ giản dị mộc mạc và một âm điệu nhẹ nhàng, tác giả Nguyễn Văn Lợi đã vẽ nên một bức tranh thiên nhiên sinh động qua đó thể hiện sự hòa hợp giữa con người với thiên nhiên với một góc nhìn tràn đầy sức sống với những cảm xúc tươi mới, bình yên và sâu lắng.
Bài thơ “Ô trống cuộc đời” – Sỹ Vinh
“Ô trống cuộc đời” của Sỹ Vinh là một bài thơ giản dị nhưng đầy triết lý, hướng người đọc đến với con đường hoàn thiện bản thân thông qua những nguyên tắc sống thiết thực và mang tính giáo dục cao.
Xéc-gây Ê-xê-nhin, nhà thơ của thiên nhiên và tình yêu
Rồi người những đời sau có thể quên đi rằng, trước khi đến yên nghỉ tại một nghĩa trang ở Lê-nin-grat (nay là Xanh Pê-téc-bua), tháng 12-1925, quan tài Ê-xê-nhin đã được đưa quanh tượng đài Puskin… nhưng người ta sẽ không bao giờ quên thơ ông, những bài thơ thuộc về thiên nhiên và con người trên Trái đất.
Bài thơ “Thư gửi mẹ” – Êxênhin
Người đời thường cho rằng, những ai chỉ sống với bản năng thì rốt cuộc chẳng làm nên được trò trống gì. Nghĩa là anh ta thiếu sự kiềm chế của ý thức, và bởi vậy mà tự cắt đứt những sợi dây ràng buộc với xã hội. Nhưng bản năng tâm hồn Ê-xê-nhin thì khác, đấy là cái bản năng người nhất, cái bản năng mà tự nó là một sự cao thượng, vừa đáng kính nể lại vừa dễ gần gũi.
Thăm mả cũ bên đường – Tản Đà
Hành trình đời người, dù là ai, cũng sẽ dừng lại ở một nấm mồ, ở cát bụi. Bao nhiêu thành công hay thất bại cũng chấm dứt ở đó. Một thời gian sau đó, không ai còn nhớ đến nữa.
Tản Đà gọi nấm đất bên đường hay bất cứ ngôi mộ nào, cũng là quê hương con người ta. Ôi, phải chăng cát bụi là quê hương, nơi sống ở thác về?
“Vị nông ngâm” – “Khúc ngâm vì nhà nông” – Vua Minh Mạng
Mặc ấm ghi ơn người dệt vải,
Ăn no nhớ nghĩa kẻ đồng xa.
Bao đời trọng nỗi gian nan ấy,
Chẳng lúc nào ngơi tiếng ngợi ca.
Bài thơ: Khổ và vui
Xin chớ so đo khổ với vui
Thế nào là khổ? Thế nào vui?
Vui trong tham dục – vui là khổ
Khổ để tu hành – khổ ấy vui
Bài thơ: Phút trải lòng – Thích Tánh Tuệ
Này em đôi lúc biết dừng
Thản nhìn mây nước ung dung qua cầu
Vài lời thương mến cho nhau
Thôi chừ sống lại từ đầu, nghe em!
Cảm nhận bài thơ “Cáo tật thị chúng” của thiền sư Mãn Giác
Xuân khứ bách hoa lạc
Xuân đáo bách hoa khai
Sự trục nhãn tiền quá
Lão tùng đầu thượng lai
Mạc vị Xuân tàn hoa lạc tận
Đình tiền tạc dạ nhất chi mai.
Bình Ngô đại cáo – Bản thiên cổ hùng ca, Tuyên ngôn độc lập thứ hai của Việt Nam
Bình Ngô đại cáo là bài cáo viết bằng văn ngôn do Nguyễn Trãi soạn thảo vào mùa xuân năm 1428, thay lời Bình Định Vương Lê lợi để tuyên cáo về việc giành chiến thắng trong cuộc kháng chiến với nhà Minh, khẳng định sự dộc lập của nước Đại Việt. Đây được coi là bản Tuyên ngôn độc lập thứ hai của Việt Nam, sau bài Nam quốc sơn hà.
Thôi Kệ – Thích Tánh Tuệ
Thôi kệ, đừng than trách thế nhân
Đừng nhìn lỗi họ để.. bâng khuâng!
Nhân tình thế thái xưa nay vậy
Thánh thiện thì ai ở dưới trần?
Thế gian biến đổi – Nguyễn Bỉnh Khiêm
Thế gian biến cải vũng nên đồi,
Mặn nhạt, chua cay lẫn ngọt bùi.
Còn bạc, còn vàng, còn đệ tử,
Hết cơm, hết rượu, hết ông tôi.