Từ chiếc y trắng của ngài Minh Tuệ: Một biểu hiện của tịnh tấn trong đạo lộ

Với người hành trì Phật pháp, chiếc y cà-sa không chỉ là một y phục hình thức, mà còn là pháp khí tượng trưng cho giới đức và con đường tu tập. Vậy nên, bất cứ sự thay đổi nào về y phục, nhất là từ một vị hành giả khổ hạnh như ngài Minh Tuệ, người chọn lối sống đầu-đà, không chùa viện, không sở hữu, chỉ nương đất trời mà hành trì, đều mang những hàm nghĩa sâu xa.

Cuộc hội ngộ của niềm tin, nghệ thuật và tâm linh

Sáng ngày 3/7/2025, tại khuôn viên trú xứ của các thầy tại Bồ Đề Đạo Tràng, thánh địa linh thiêng gắn liền với sự kiện Đức Phật thành đạo, một sự kiện đầy ý nghĩa đã diễn ra: nam diễn viên nổi tiếng người Ấn Độ Gagan Malik đã đến đảnh lễ Thầy Minh Tuệ.

Sư Minh Tuệ, một nhà sư rất giản dị và từ bi

Xin nói giúp với sư, hãy chúc phúc cho tôi, để tôi có thêm năng lượng, để tôi có thêm sức khỏe, để tôi có thể phụng sự tốt đẹp hơn cho Phật Giáo. Tôi có một câu hỏi muốn hỏi sư: Chân lý tối thượng là gì? “Hãy quay vào bên trong, lắng nghe trái tim mình, sống theo Chánh Pháp và làm theo lời Phật dạy.”

Não bộ giác ngộ: Chân lý nhìn từ kinh điển và khoa học

Trong mắt người quan sát, thân và não Thầy đã “tái cấu trúc” hoàn toàn, vận hành bằng “đạo lực” thay cho sinh lý học quen thuộc. Ở khía cạnh hiện tượng học, đây là trải nghiệm thường xuất hiện quanh những bậc tu hành khổ hạnh: thân xác bị thử thách đến cực hạn, nhưng dòng tâm từ bi vẫn tỏa sáng không gián đoạn.

Bí ẩn của não bộ thầy Minh Tuệ – Khác 90% người bình thường

Tôi đã theo Thầy Minh Tuệ nhiều tháng, trực tiếp quan sát từng bước đi, từng sinh hoạt, từng hành động, từng ánh nhìn của thầy rất kỹ. Và càng nhìn, tôi càng nhận ra: Thầy không còn vận hành như một con người bình thường. Không theo bản năng. Không theo sinh lý học. Mà theo một thứ rất sâu – đó là đạo lực, là trí tuệ, là sóng tâm thức.

HÃY THỬ ĐI!

Này bạn! nếu bạn muốn nhìn ra sự thật của sự tu hành thì bạn cũng nên một lần đặt mình vào vị trí và sống như họ trong một thời gian, dẫu ngắn hạn. Hãy làm thử đi một lần cho biết!

TÔI HỌC ĐƯỢC …

Qua sự xuất hiện của Ngài chúng ta mới thấy, để sống, để thở, để đi cả ngày… mà Ngài chỉ ăn có mỗi một bữa chay tịnh, uống vài ngụm nước… Như vậy, vật chất không quá quan trọng, tiền bạc không phải mục tiêu để hạnh phúc… tất cả chỉ là phương tiện, quan trọng là cách dùng…

Sư Minh Tuệ, cơn mưa rào tỉnh thức

Khoảng giữa năm 2024, khi hiện tượng sư Minh Tuệ nổi lên, cộng đồng đã nhắc đến nhiều về sự tỉnh thức. Điều đó hoàn toàn có lí. Nhưng theo thời gian, cần nhìn lại xem xã hội có thực sự tỉnh thức hay chưa? Hay nói cách khác số người tỉnh thức ấy có phải là đa số, đủ làm nên một sự thay đổi sâu rộng trong cộng đồng hay không?

Bài 34: Minh triết của sự buông vọng tưởng

Tu sĩ Minh Tuệ, với đời sống đầu-đà không nhà, không điện thoại, không phương tiện truyền thông, đang sống đúng tinh thần ấy. Và từ đời sống đó, Ngài chiết ra một câu ví dụ gọn ghẽ: “Múc nước biển cho vào trong thùng đậy lại thì làm sao có sóng.”

Bài 33: Ngủ đứng: Giai đoạn tịnh tấn mới của ngài Minh Tuệ

Ngài Minh Tuệ không giảng pháp, không thiết lập đạo tràng, không tranh luận đúng sai. Ngài sống như pháp, và sự hiện diện của ngài là một bài pháp không lời. Việc ngủ đứng là một bước tiến xa hơn trong hành trình tinh tấn của ngài, một lời nhắc nhở cho tất cả chúng ta rằng: giải thoát không nằm trong ngôn từ, mà trong từng tư thế của thân, nếu thân ấy là chánh niệm và tâm ấy là ly tham.

Tâm ngã mạn mang mặt nạ đạo lý

Thương không có nghĩa là đồng thuận, nhưng là không hận. Không vơ người khác vào làm kẻ thù, khi họ chỉ là người cùng đi lạc như mình từng đi lạc. “Một đời tu không nằm ở chỗ tụng được bao nhiêu quyển kinh, học bao nhiêu giáo lý, gặp bao nhiêu thiền sư hay làm phước cúng dường bao nhiêu chùa… mà ở chỗ: mình có đang sống gần với tâm Phật hay không”.

Đôi chân của tự do!

Rảo bước giữa vô minh để tìm giải thoát
Theo Phật Hoàng tinh tấn Hạnh Đầu đà
Một pháp tu kham nhẫn giữa phong ba.
Để được nếm mùi tự do trọn vẹn!

Tâm Nghi Ngờ

Trong cõi lòng mênh mông của con người, nghi ngờ nó giống như một cơn gió lạnh, len lỏi vào tâm hồn, làm mờ đi ánh sáng của sự tin tưởng và lòng trắc ẩn. Người mang tâm nghi ngờ chẳng khác gì một thi sĩ lạc lối trong bóng tối của chính mình. Họ thường nhìn mọi thứ qua lăng kính méo mó, nơi chân lí bị che phủ bởi những phán xét vội vàng.

Bài 32: Thuận duyên và nghịch duyên: Cũng là cơ hội tu tập

Trong một lần đối thoại với anh Tuấn Nga, Ngài Minh Tuệ đã nói: “Có thuận duyên và cả nghịch duyên, đừng lo lắng, sợ hãi… Nghiệp ai người đó gánh. Cái ác lên đến đỉnh thì tự nó sụp đổ.” Lời dạy tuy giản dị nhưng hàm chứa một tuệ giác sâu xa về bản chất của cuộc đời, con đường tu tập và quy luật nhân quả.

Bài 30: Tu không phải là nhìn người, mà là nhìn mình

“Tu là một hành trình dài đi tìm lỗi của chính mình để sửa, chứ không phải tìm lỗi của người khác để bắt lỗi. Không ngồi lê đôi mép nói người này chưa đúng, người kia sai. Như vậy là đang tạo nghiệp rất nặng. Chính thân mình là một thân đầy tội lỗi nên phải sớm tu sửa.”

Bài 29: Ánh Tuệ giữa đời và viễn tượng Phật pháp phục hưng Việt Quốc

“Tuệ tinh xuất thế chấn tam thiên, Hòa quang ẩn tích độ hữu duyên. Cổ Phật tái lai truyền Chính Pháp, Việt quốc phục hưng tại hậu niên.” Bài kệ bốn câu trên, được nhiều người chia sẻ những ngày qua trên mạng xã hội và các diễn đàn Phật học, đã gợi lên một sự rung động kỳ lạ. Nó ngắn gọn, súc tích, nhưng giàu nội hàm triết lý và mang tinh thần tiên tri.

Bài 28: Hành đà của Ngài Minh Tuệ: Không thuộc pháp tu Phật giáo?

Phật pháp không phải là đặc quyền của tổ chức, mà là con đường dành cho người có tâm chân thật. Ai hành trì đúng giới, sống trong chánh niệm, không mưu cầu ngã mạn, người ấy dù ở giữa rừng hay ở trong chùa, đều là Sa môn chân chính.

Khi nhìn vào tu sĩ Minh Tuệ, thay vì hỏi: “Ngài có đúng khuôn phép không?”, có lẽ câu hỏi cần hơn là: “Ngài có đang sống với tâm tỉnh thức, vô ngã và từ bi không?” Nếu câu trả lời là có, thì dù Ngài đi chân đất giữa đời, Ngài vẫn đang đi giữa Đạo.

Bài 27: Xin đừng để mai sau phải ra nước ngoài xin rước xá lợi Ngài Minh Tuệ về thờ!

Nếu chúng ta tiếp tục phán xét Ngài bằng tâm phân biệt, bằng thước đo của sự nghi ngờ, thì không chỉ là chúng ta đang bất kính với một cá nhân, mà còn là bất kính với tinh thần nguyên thủy của Phật giáo. Và khi ấy, việc “xin rước xá lợi về thờ” không còn là điều cao quý, mà là một dấu ấn của nghiệp cảm tập thể: quá khứ đã mất, hiện tại không còn, tương lai chỉ còn là tro tàn tưởng niệm. Xin đừng đợi đến ngày mai để cúi đầu trước hạnh đức, nếu hôm nay ta vẫn còn đủ mắt để thấy.

Bài 26: Nhân ngày sinh Ngài Minh Tuệ (19/5): Bậc vô sanh giữa đời sống hữu sanh

Ngài không cần lời chúc. Nhưng chính vì không cần, nên sự tồn tại của Ngài giữa chúng ta là một điều để biết ơn. Không phải biết ơn “một người”, mà biết ơn “một cách sống”, sống trọn vẹn trong chánh niệm, không làm khổ mình, không làm khổ ai. Chúng con cúi đầu đảnh lễ bậc Sa môn vô ngôn, người đang dạy chúng con bài học khó nhất: Sự tịch lặng của một tâm không còn cầu được-mất.

Bài 25: Không có gì để mất: Tuệ giác từ một tiếng cười

Trong thế giới hôm nay, nơi mạng xã hội trở thành đấu trường của hình ảnh, nơi các tu sĩ đôi khi cũng phải “quản trị truyền thông”, lời nói của Minh Tuệ vang lên như tiếng chuông cảnh tỉnh: “Mình đi xin ăn là xấu nhất rồi, làm gì còn uy tín đâu mà mất.”