365 ngày cho cuộc lữ hành – Ngày 17 tháng 1: Đại từ đại bi; Học tập và ứng dụng

Đại từ đại bi

Thái Hư (1889- 1947)

ĐẠI TỪ là phải mang niềm vui bình đẳng đến với tất cả mọi người;

ĐẠI BI là phải cứu giúp phổ quát hết thảy sự khổ đau;

Cứu người thì chẳng phân biệt quốc gia chủng tộc;

Giúp đời thì phải làm lợi cho hết thảy muôn loài chúng sinh.

*
Học tập và ứng dụng

Học quý ở chỗ chuyên tâm nghiên cứu, đạt đến sự uyên bác;

Ứng dụng quý ở chỗ thích hợp, sáng tạo không câu nệ cái cũ.

— Trích từ “Thái Hư Đại sư toàn thư”.

*

Đại sư Thái Hư

Tín nữ thiện nam ngưỡng vọng ân
Như trông kỳ tích cứu cơ bần
Quên thân vì pháp đâu màng khổ
Giáo dưỡng hiền tài phát chánh nhân
Thuyết pháp độ sanh chưa kịp nghỉ
Khai trường dạy học chẳng ngừng chân
Hết lòng vị đạo không lay chuyển
Chí nguyện tinh anh mãi sáng ngần.

Đại Sư Thái Hư tên Duy Tâm, hiệu Thái Hư, họ Lã, người Hải Ninh, Chiết Giang. Thuở nhỏ, ngài được bà ngoại nuôi dưỡng. Năm lên 10 tuổi, ngài hành hương đến núi Phổ Đà, từ đó rất thích đời sống tu hành. Năm 15 tuổi, ngài lễ Hòa Thượng Sĩ Đạt xuất gia, rồi đến Thiên Đồng thọ giới Cụ túc. Năm 19 tuổi, ngài xem Đại Tạng Kinh, có phần tỏ ngộ. Năm 26 tuổi, ngài đến núi Phổ Đà nhập thất, viết khảo cứu về nghĩa lý của bốn tông: Thiên Thai, Hiền Thủ, Thiền và Tịnh Độ tông.

Ngài chủ trương giáo thuyết Ngũ Thừa, khởi xướng cải cách Phật Giáo Trung Quốc, vận động Phật Giáo thế giới, thành lập Phật Học Viện Vũ Xương, Phật Học Viện Hán Tạng nhằm đào tạo Tăng tài.

Mùa xuân năm 1947, Ngài viên tịch tại Thượng Hải. Sau khi trà tỳ, trái tim vẫn còn nguyên vẹn và có đến mấy trăm viên xá lợi. Ngài trụ thế 57 năm, hạ lạp 41. Công trình trước thuật của Ngài được biên tập dưới tựa đề: “Thái Hư Đại Sư Toàn Tập”.

Bài tán:

Tận lực đề xướng
Dốc sức quan tâm
Tìm cách đổi mới
Ghét tà át chánh
Đào tạo Tăng tài
Đức trùm muôn loại
Đại nguyện Thái Hư
Xưa nay kiệt xuất.

(Theo: Thư Viện Điện Tử Kinh Sách Phật Giáo – VNBET)

Bài viết bạn có thể quan tâm:

365 ngày cho cuộc lữ hành – Ngày 16 tháng 1: Thế giới mỹ lệ trong tâm hồn; Quan niệm phúc thọ trong Phật giáo

Bạn cũng có thể thích..

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *