365 ngày cho cuộc lữ hành – Ngày 6 tháng 5: Tự răn mình; Làm chủ bản thân hiểu rõ chân lý; Lương tri và tự tin

Tự răn mình

Hoàng Tông Hy (Minh) (1610 – 1695)

Gửi phần họa phúc được mất cho ông trời.

Tặng đi khen chê tước đoạt cho cuộc đời.

Giữ lại tu thân lập đức của bản thân.

— Trích từ “Minh nho học án”

*

Làm chủ bản thân hiểu rõ chân lý

Diệt trừ giận dữ khó

Diệt trừ sợ hãi cũng khó;

Làm chủ bản thân sẽ diệt trừ giận dữ

Hiểu rõ chân lý thì diệt trừ được sợ hãi.

*

Lương tri và tự tin

Chương Thái Viên (1869 – 1936)

Lương tri là một thứ âm thanh rất nhỏ, bình lặng, mà mỗi người lại có nhận định khác nhau về nó.

Người nhân đức phải có dũng khí, đem cái dũng khí này phụng sự xã hội.

Phải có sự tự tin về lương tri của mình, đừng vì số đông mà đánh mất lương tri.

— Trích từ “Chương Thái Viên toàn tập”

*

Hoàng Tông Hy (黄宗羲; 1610 – 1695) gốc người Dư Diêu, tỉnh Chiết Giang tự là Thái Xung, hiệu là Nam Lôi, còn có hiệu khác là Lê Châu là nhà tư tưởng, nhà sử học Trung Quốc thời Thanh.

Hoàng Tông Hy mang tư tưởng cải cách khải mông. Ông phê phán chế độ phong kiến Trung Quốc từ thời Tần Hán trở đi. Ông cho rằng trong quan hệ vua – tôi cần coi thiên hạ (nhân dân) là chủ, vua là khách, vua phải vì dân mà làm việc. Trên thực tế, từ thời Tần Hán trở đi, các vua chúa đều coi “thiên hạ là tài sản lớn nhất”.

Đặc biệt, Hoàng Tông Hy phân biệt rõ ràng giữa vị trí của người làm quan (thần) và vị trí của kẻ hầu hạ (tôi tớ); theo đó “thần” phải vì dân mà làm thầy, làm bạn với vua chứ không phải người hầu của vua; còn tôi tớ là những người hầu hạ riêng của vua. Vua và quan cùng nhau cai trị thiên hạ, phải mưu cầu bình yên cho thiên hạ và yên vui cho dân chúng.

Ông còn phê phán quan điểm phong kiến ngu trung “vua bắt bề tôi chết mà bề tôi không chết là bất trung”. Ông cho rằng bề tôi sinh ra không phải vì vua nên không cần phải vì vua mà chết[6].

Hoàng Tông Hy còn phê phán pháp luật phong kiến. Ông phân biệt “pháp luật của thiên hạ” với “pháp luật của một nhà”. Ông chủ trương lấy trường học làm nơi bàn việc nhà nước, theo đó trường học là cơ cấu để tầng lớp trí thức có thể tham gia bộ máy chính quyền.

Hoàng Tông Hy kêu gọi thay đổi quan hệ vua – tôi và quan hệ vua – dân, chính là việc phế bỏ chủ nghĩa chuyên chế, chính quyền phải vì lợi ích của nhân dân, nghe theo dư luận của dân chúng, chịu sự giám sát theo dõi của dân chúng. Tư tưởng này cơ bản tiếp thu từ Đặng Mục nhưng tiến bộ hơn một bước và có ý nghĩa quan trọng trong lịch sử phát triển tư tưởng dân chủ ở Trung Quốc.

*

Bạn cũng có thể thích..

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *