Đoan Ngọ là Tết Ta hay Tết Tàu?

Ngày mồng 5 tháng 5 âm lịch là ngày Tết Đoan Ngọ – còn được gọi bằng nhiều tên khác nhau như Đoan Dương, Trùng Ngũ, Tết giết sâu bọ, Tết giữa năm, Tết mồng năm … Đây là một trong những ngày Tết truyền thống tại một số nước châu Á như Việt Nam, Triều Tiên, Trung Quốc. Tuy nhiên nguồn gốc, ý nghĩa thực của ngày tết này không phải ai cũng rõ .

Vì sao “huy chương vàng toán học” không hot bằng “siêu mẫu bán dâm”?

Tưởng tượng bạn đang lướt Facebook. Một bên là tin “Nguyễn Văn A – học sinh lớp 12 giành Huy chương Vàng Olympic Toán học Quốc tế”, ảnh đính kèm là một chàng trai đeo kính cười rụt rè. Bên kia là dòng title đỏ chói: “Siêu mẫu đình đám cầm đầu đường dây bán dâm ngàn đô, lộ danh sách đại gia!”, và ảnh … Câu hỏi đặt ra là: Bạn click vào cái nào?

Tâm lý tự ti: Rào cản ký tính trong văn hóa tranh luận Việt

Văn hóa tranh luận muốn trưởng thành thì trước hết phải chữa lành tâm lý tự ti: chấp nhận mình có thể không đúng, chấp nhận người khác có thể hơn mình, và chấp nhận rằng việc bị phản biện không đồng nghĩa với việc bị sỉ nhục.

Phá chấp và vô trụ: “Gặp Phật giết Phật”

Câu “Gặp Phật giết Phật, gặp ma giết ma” thường được hiểu lầm như một nghịch lý trong Phật giáo, nhưng khi đặt trong bối cảnh tư tưởng Bát Nhã và Thiền tông, đây là tuyên ngôn triệt để về nguyên lý phá chấp, nền tảng của tiến trình giải thoát. Bài viết phân tích ý nghĩa biểu tượng của “Phật” và “ma”, làm rõ vai trò của vô trụ và sự đoạn trừ tri kiến nhị nguyên trong truyền thống Thiền học Đại thừa.

Lời chào đầu tiên của tân Đức Giáo Hoàng LEO XIV

Anh chị em thân mến, đây là lời chào đầu tiên của Đức Kitô Phục Sinh, vị Mục Tử nhân lành đã hiến mạng sống vì đoàn chiên của Thiên Chúa. Tôi cũng mong muốn lời chào bình an này thấm sâu vào lòng anh chị em, lan tỏa đến gia đình của mỗi người, đến mọi người, ở bất cứ nơi đâu, đến mọi dân tộc, đến khắp mặt đất. Bình an ở cùng anh chị em!

18 đời Vua Hùng: Huyền thoại hay huyền sử?

Hàng năm, vào ngày mồng 10 tháng Ba âm lịch, hàng triệu người Việt từ khắp nơi đổ về Đền Hùng để tưởng nhớ các vua Hùng – những người được xem là tổ tiên khai quốc của dân tộc. Câu ca “Dù ai đi ngược về xuôi / Nhớ ngày giỗ Tổ mồng mười tháng Ba” từ lâu đã khắc sâu vào tâm thức bao thế hệ. Tuy nhiên, dưới lăng kính của sử học hiện đại, câu hỏi đặt ra là: liệu 18 đời vua Hùng có phải là một triều đại thực sự từng tồn tại, hay chỉ là biểu tượng huyền thoại được sáng tạo trong quá trình kiến tạo bản sắc dân tộc?

Ananda và Phêrô: Hai người giữa lửa của hai nền tôn giáo lớn

Trong hành trình của hai tôn giáo lớn nhất châu Á và châu Âu – Phật giáo và Thiên Chúa giáo – có hai nhân vật không phải là đấng sáng lập, không được coi là người giác ngộ tuyệt đối hay mang quyền năng thần linh, nhưng lại giữ vai trò quyết định trong việc chuyển giao, lưu giữ và truyền bá giáo pháp. Đó là Tôn giả Ananda trong Phật giáo, và Thánh Phêrô trong Thiên Chúa giáo. Dù đến từ hai bối cảnh lịch sử, văn hóa và tư tưởng khác nhau, số phận của hai người họ lại có những điểm tương đồng kỳ lạ đến mức đáng kinh ngạc.

Cúng tiền cho chùa: Phước đức hay phi công đức?

Trong một buổi trò chuyện Phật pháp, một Phật tử kể lại rằng có một vị từng hỏi anh: “Nếu hai người cùng vào chùa lễ Phật, một người cúng dường 1.000 đồng, người kia cúng 100.000 đồng: thì ai có phước đức nhiều hơn?” Câu hỏi nghe qua tưởng chừng đơn giản, nhưng lại …

Bài 32: Thuận duyên và nghịch duyên: Cũng là cơ hội tu tập

Trong một lần đối thoại với anh Tuấn Nga, Ngài Minh Tuệ đã nói: “Có thuận duyên và cả nghịch duyên, đừng lo lắng, sợ hãi… Nghiệp ai người đó gánh. Cái ác lên đến đỉnh thì tự nó sụp đổ.” Lời dạy tuy giản dị nhưng hàm chứa một tuệ giác sâu xa về bản chất của cuộc đời, con đường tu tập và quy luật nhân quả.

Vì sao Đức Phật không để lại Kinh?

Trong lịch sử nhân loại, hiếm có một nhà khai sáng vĩ đại nào không để lại một dòng chữ nào như Đức Phật. Không như Khổng Tử trước tác Luận ngữ, Plato ghi chép lời Socrates, hay các tông đồ viết lại lời Chúa Giê-su trong Tân Ước, Đức Phật không để lại bất kỳ văn bản nào do chính Ngài biên soạn.

Bàn tay mẹ trong bàn tay con – Thiền sư Thích Nhất Hạnh

“Bàn tay này, mình nói là bàn tay của mình, cái đó cũng đúng nhưng kỳ thực bàn tay này cũng là sự tiếp nối của bàn tay mẹ, bàn tay cha cũng như cây ngô là sự tiếp nối của hạt ngô và hạt ngô là sự tiếp nối của cây ngô trước”

Lạy người sống, không phải đợi đến khi họ hóa tro tàn

Thờ Phật là để sống theo Phật. Không phải để xây thêm chùa, dựng thêm tượng, hay tranh nhau chiêm bái tro tàn, mà là để nhận ra ánh sáng đang sống giữa đời. Nếu không thể lễ lạy người sống mang Chánh pháp, thì lễ lạy Xá Lợi cũng chỉ là nghi thức trống rỗng. Hãy nhìn quanh. Có ai đó đang sống đúng, đang nói những điều khó nghe nhưng thật, đang chọn một đời sống nghèo hèn để giữ Giới – Trí – Bi? Nếu có, hãy lạy họ bằng lòng kính. Đừng đợi họ chết rồi, mới cùng nhau tiếc thương trong nước mắt và bóng tối.

Thờ cúng ai khi tổ tiên đã đầu thai?

Câu hỏi này, tưởng như giản đơn, lại hé mở một cánh cửa sâu thẳm đi vào cõi tâm linh – nơi ranh giới giữa sống và chết, giữa cõi âm và dương, giữa niềm tin và trí tuệ trở nên mong manh. Nó không chỉ là một thắc mắc tôn giáo, mà còn là khởi điểm cho sự chiêm nghiệm về cội nguồn, bản thể, và con đường sống của mỗi con người Việt Nam trong truyền thống gắn bó mật thiết với tổ tiên.

Bài 30: Tu không phải là nhìn người, mà là nhìn mình

“Tu là một hành trình dài đi tìm lỗi của chính mình để sửa, chứ không phải tìm lỗi của người khác để bắt lỗi. Không ngồi lê đôi mép nói người này chưa đúng, người kia sai. Như vậy là đang tạo nghiệp rất nặng. Chính thân mình là một thân đầy tội lỗi nên phải sớm tu sửa.”

Bài 29: Ánh Tuệ giữa đời và viễn tượng Phật pháp phục hưng Việt Quốc

“Tuệ tinh xuất thế chấn tam thiên, Hòa quang ẩn tích độ hữu duyên. Cổ Phật tái lai truyền Chính Pháp, Việt quốc phục hưng tại hậu niên.” Bài kệ bốn câu trên, được nhiều người chia sẻ những ngày qua trên mạng xã hội và các diễn đàn Phật học, đã gợi lên một sự rung động kỳ lạ. Nó ngắn gọn, súc tích, nhưng giàu nội hàm triết lý và mang tinh thần tiên tri.

Bài 28: Hành đà của Ngài Minh Tuệ: Không thuộc pháp tu Phật giáo?

Phật pháp không phải là đặc quyền của tổ chức, mà là con đường dành cho người có tâm chân thật. Ai hành trì đúng giới, sống trong chánh niệm, không mưu cầu ngã mạn, người ấy dù ở giữa rừng hay ở trong chùa, đều là Sa môn chân chính.

Khi nhìn vào tu sĩ Minh Tuệ, thay vì hỏi: “Ngài có đúng khuôn phép không?”, có lẽ câu hỏi cần hơn là: “Ngài có đang sống với tâm tỉnh thức, vô ngã và từ bi không?” Nếu câu trả lời là có, thì dù Ngài đi chân đất giữa đời, Ngài vẫn đang đi giữa Đạo.

Bài 27: Xin đừng để mai sau phải ra nước ngoài xin rước xá lợi Ngài Minh Tuệ về thờ!

Nếu chúng ta tiếp tục phán xét Ngài bằng tâm phân biệt, bằng thước đo của sự nghi ngờ, thì không chỉ là chúng ta đang bất kính với một cá nhân, mà còn là bất kính với tinh thần nguyên thủy của Phật giáo. Và khi ấy, việc “xin rước xá lợi về thờ” không còn là điều cao quý, mà là một dấu ấn của nghiệp cảm tập thể: quá khứ đã mất, hiện tại không còn, tương lai chỉ còn là tro tàn tưởng niệm. Xin đừng đợi đến ngày mai để cúi đầu trước hạnh đức, nếu hôm nay ta vẫn còn đủ mắt để thấy.

Bài 26: Nhân ngày sinh Ngài Minh Tuệ (19/5): Bậc vô sanh giữa đời sống hữu sanh

Ngài không cần lời chúc. Nhưng chính vì không cần, nên sự tồn tại của Ngài giữa chúng ta là một điều để biết ơn. Không phải biết ơn “một người”, mà biết ơn “một cách sống”, sống trọn vẹn trong chánh niệm, không làm khổ mình, không làm khổ ai. Chúng con cúi đầu đảnh lễ bậc Sa môn vô ngôn, người đang dạy chúng con bài học khó nhất: Sự tịch lặng của một tâm không còn cầu được-mất.