Viên Ngọc Quý

Ngọc thô thành ngọc quý: Bài học từ lịch sử và nhân sinh

Cuộc sống là một hành trình không ngừng mài giũa, nơi khó khăn, nghịch cảnh chính là những dụng cụ để giúp chúng ta tỏa sáng. Quan trọng là chúng ta có đủ dũng khí để đối diện, đủ kiên nhẫn để vượt qua, và đủ khiêm tốn để học hỏi.

365 ngày cho cuộc lữ hành – Ngày 29 tháng 11: Bảo vương tam muội luận – Diệu Hiệp

Diệu Hiệp Đại Sư, người ở huyện Cần tại Minh Châu. Ngài xuất gia khoảng cuối đời nhà Nguyên sang đầu triều Minh, nghiên cứu tinh tường về Thiên Thai Giáo Quán, chuyên tu môn Niệm Phật tam muội. Đại sư có soạn thuật hai quyển Niệm Phật Trực Chỉ, trong đó thiên Trực Chỉ Tâm Yếu phá vọng hiển chân, biện giải đến chỗ tinh vi.

365 ngày cho cuộc lữ hành – Ngày 28 tháng 11: Vô cùng khiêm tốn – Tư Mã Trung Nguyên

“Hư hoài nhược cốc”  (虛懷若谷) chính là phải dạy hậu thế phải biết đặt trái tim của mình vào “hư” và “không” (tâm hồn bao dung rỗng rang), tự đặt mình vào vị trí thấp. Sông lớn có thể bắt nguồn từ những dòng suối nhỏ, trở thành vạn dòng sông, chảy cuồn cuộn, chính vì đáy sông ở nơi thấp nhất. Một người biết khiêm tốn, có khí khái tôn trọng hiền tài thì giống như Đức Phật Di Lặc thường mỉm cười, rộng lượng bao dung vạn loại, cũng không khác vạn dòng đều quy về biển lớn.

Bách Tử Đồ

“Bách Tử Đồ” hay “Bách Nhi Đồ” – Nguồn gốc và ý nghĩa về bức tranh 100 đứa trẻ

“Tranh trăm con” – “Bách Tử Đồ” – “Bách Nhi Đồ” mang nhiều ý nghĩa đặc biệt, nó không chỉ tượng trưng cho sự may mắn, thịnh vượng, hạnh phúc viên mãn mà còn là một loại hình nghệ thuật, là một biểu tượng mang ý nghĩa lịch sử, văn hóa phản ánh niềm hi vọng và quan niệm sống của con người thời xưa.

365 ngày cho cuộc lữ hành – Ngày 23 tháng 11: Bài ca cầu nguyện trước khi ngủ – Phật Quang Tinh Vân

Hãy cho con tấm lòng bình đẳng, khoan dung đối với cả kẻ thù xâm phạm con;
Hãy cho con có tấm lòng biết ơn, báo đáp bạn bè đã giúp đỡ con; Hãy cho con có tấm lòng chí tuệ, thấy rõ khuyết điểm của bản thân; Hãy cho con có tấm lòng tinh tiến, phụng hành lời giáo huấn từ bi của Người. Hãy để con vứt bỏ đao gươm thù hận, hưởng thụ niềm vui pháp thiền mát mẻ; Hãy cho con buông bỏ gông cùm chấp trước, cho con giải thoát tự tại trong thân tâm.

Cả đời truân chuyên đầy bệnh, nhà ngôn ngữ học danh tiếng sống thọ 98 tuổi nhờ thực hiện “BA KHÔNG”

Ông Quý Tiện Lâm qua đời ở tuổi 98. Một người sống thọ như vậy, ai ngờ khi còn trẻ ông đã mắc đủ thứ bệnh tật, trong đó có bệnh đậu mùa với tỷ lệ tử vong cao. Làm thế nào mà một người có thể sống thọ như vậy? Trước hết, Quý Tiện Lâm là người cởi mở và lạc quan, kế tiếp, ông đã làm được “ba không” do bản thân tự đúc kết: “Không tập luyện, không kén ăn, không lải nhải”. Nghe có vẻ rất “ngược đời” đối với một người lớn tuổi nhưng lại là chân lý.

365 ngày cho cuộc lữ hành – Ngày 22 tháng 11: Cuộc đời tôi – Quý Tiện Lâm

Thời gian không chút lưu tình, nó thật sự khiến con người tự nhìn thấy chân tướng của bản thân trong chiếc gương do chính mình tạo nên… Không thẹn với lương tâm, không đi ngược lại lẽ thường, không dùng hết vật lực, làm được ba điều này thì có thể xác lập tâm tính giữa trời đất; lập mệnh vì bách tính, tạo phúc cho con cái đời sau.