365 ngày cho cuộc lữ hành – Ngày 19 tháng 11: Thơ thiền Bạch Cư Dị

Bạch Cư Dị (chữ Hán: 白居易; 772 – 846), biểu tự Lạc Thiên (樂天), hiệu Hương Sơn cư sĩ (香山居士), Túy ngâm tiên sinh (醉吟先生) hay Quảng Đại giáo hóa chủ (廣大教化主), là nhà thơ Trung Quốc nổi tiếng thời nhà Đường. Ông là một trong những nhà thơ hàng đầu của lịch sử thi ca Trung Quốc. Đối với một số người yêu thơ văn thì người ta chỉ xếp ông sau Lý Bạch và Đỗ Phủ.

365 ngày cho cuộc lữ hành – Ngày 17 tháng 11: Bài ca ngắn – Tào Tháo

Buồn riêng một nỗi, biết lúc nào vơi. Rong ruổi đông tây, thật lãng phí thay! Những lần gặp gỡ, nhớ ghi tình này. Trăng sáng sao thưa, quạ về chốn xưa. Liệng bay tan tác, chẳng chỗ nương nhờ. Không sợ núi cao, chẳng ngại biển sâu. Chu Công nghiền ngẫm, thiên hạ quay đầu.

365 ngày cho cuộc lữ hành – Ngày 16 tháng 11: Sinh mệnh là dòng lũ – Lưu Trường Lạc

Nếu bạn sợ dòng lũ cuộc đời, luôn muốn thoát khỏi dòng lũ ấy thì điều đó chứng tỏ bạn đang cố chấp vào dòng lũ. Bạn càng đấu tranh với dòng lũ thì trở ngại mà bạn gặp phải sẽ càng lớn. Bạn phải cùng dòng nước lũ hòa làm một, vạn sự tùy duyên để nhân quả tự quyết định. Như thế bạn lại có thể dễ dàng vượt qua và có được không gian rộng lớn hơn.

365 ngày cho cuộc lữ hành – Ngày 14 tháng 11: Dâng mười điều khuyên Đường Thái Tông – Ngụy Trưng

Người làm vua một nước, khi đứng trước thứ khiến mình thích thú phải biết tri túc để giữ mình… Nghĩ đến đế vị ở trên cao thì phải khiêm tốn và kiềm giữ bản thân hơn nữa; Sợ kiêu ngạo, tự mãn nên nghĩ đến việc biển cả là do trăm sông phải hội về; Thích săn bắn thì nghĩ đến đặt lưới ba mặt, để lại một mặt cho thú chạy thoát, đừng dồn ai đến đường cùng; Lo lắng ý chí buông lơi thì nghĩ đến việc phải luôn thận trọng từ đầu đến cuối;

365 ngày cho cuộc lữ hành – Ngày 13 tháng 11: Trí tuệ là mẹ của Bồ tát; Báu vật nhất thiết trí

Ví như cao nguyên đất cát khô ráo chẳng sinh được hoa sen, mà hoa sen lại nở ở nơi bùn ướt. Cũng vậy, trong bùn phiền não thì có chúng sinh khởi sinh Phật pháp. Cho nên phải biết rằng, tất cả mọi phiền não chính là hạt giống thành Phật. Ví như không vào biển cả thì chẳng thể có được ngọc ngà vô giá. Nên không vào biển lớn phiền não thì không thể có được báu vật nhất thiết trí thành Phật.

365 ngày cho cuộc lữ hành – Ngày 12 tháng 11: Tự tin – Phật Quang Tinh Vân

Ngạn ngữ có câu: “Trong lòng tự tin thành công, không có gì không thể xô đổ. Trong lòng tin không thể thành công thì dù việc dễ như trở bàn tay cũng thất bại”. Đương nhiên, lòng tự tin như ngọc khiến tâm chúng ta trang nghiêm; tự tin như gậy chống khiến chúng ta hành động mà không âu lo.

365 ngày cho cuộc lữ hành – Ngày 11 tháng 11: Tân Khí Tật từ tuyển

Tân Khí Tật (辛棄疾, 1140 – 1207), nguyên tự Thản Phu (坦夫), sau đổi là Ấu An (幼安), hiệu Giá Hiên cư sĩ (稼軒), là quan thời Nam Tống, và là nhà làm từ từ nổi tiếng trong lịch sử văn học Trung Quốc. Học giả Nguyễn Hiến Lê đã viết rằng:Tân Khí Tật chuyên viết từ. Từ của ông có đủ vẻ, khi bi tráng, lúc lâm ly, khi phóng khoáng, lúc khôi hài, hoặc hoài cổ, hoặc tự tình, vui điền viên, tả sơn thủy, giọng nào cũng đặc sắc.

365 ngày cho cuộc lữ hành – Ngày 9 tháng 11: Trạng thái của tâm ý

Tự mãn và biết đủ khác nhau, một bên là kiêu căng nên gặp họa, một bên là khiêm nhường mà được phúc; Đại tài và tầm thường có khác biệt, một bên có thực tài nên có thành tựu, một bên khoác lác nên thất bại nhiều. Bất chấp tất cả để cầu chiến thắng, mưu cầu danh lợi, rốt cuộc lại là thua kém người khác. Người có lòng trắc ẩn, cho dù gặp khó khăn thì vẫn có người giúp đỡ. Người quá cứng rắn, mưu sự dễ thành công nhưng hay tổn thương người khác, khó mà trường thọ.

365 ngày cho cuộc lữ hành – Ngày 6 tháng 11: Khêu lửa ngộ bình sinh

Đồng dao rộn tiếng chim kêu
Áo bào thân khoác canh thâu lặng ngồi
Ngộ đời trong đốm lửa mồi
Sức cùng lực kiệt quy hồi về đâu?
Việc sáng chớ mãi u sầu
Nhạc kia ai tấu lên câu nhịp nhàng
Chính niệm thời cứ rỗng rang
Cửa thiền rộng mở thênh thang lối về.

365 ngày cho cuộc lữ hành – Ngày 5 tháng 11: Quy tắc tùng lâm – Bách Trượng Hoài Hải

Tùng lâm xem sự vô sự là hưng thịnh, tu hành xem niệm Phật là yên ổn. Tinh tiến lấy trì giới là hàng đầu, bệnh tật lấy giảm ăn làm thuốc trị. Phiền não xem nhẫn nhục là Bồ đề, thị phi xem không tranh luận để giải thoát. Giữ chúng lấy bậc lão thành làm chân tình, người chấp sự xem tận tâm là công lao.

365 ngày cho cuộc lữ hành – Ngày 4 tháng 11: Tám câu châm ngôn của trường học

Thành: Có lòng trung chính, hành sự thiết thực, không làm mờ ám, lương tâm trong sáng. Tín: Làm việc mười phần nói nên bảy phần, dễ hứa khó làm khiến người oán ghét. Nhân: Vui vẻ với thành công của người khác, thông cảm với hoạn nạn của người khác. Hậu: Trung thực là trường cửu, khoan dung là gốc của phúc, không nói lời xúc phạm người khác.

365 ngày cho cuộc lữ hành – Ngày 31 tháng 10: Nhan thị gia huấn; Khuyến học

Người xưa học là vì bản thân, để bổ túc cho khiếm khuyết của chính mình. Người nay học là vì muốn hơn người khác, chỉ để huênh hoang, được sủng ái, không thiết thực. Người xưa học là vì người khác, là để hành sự theo lẽ nhân, làm lợi cho xã hội. Người nay học vì bản thân, chỉ cầu lợi cho mình, mong được tiến thân làm quan.

365 ngày cho cuộc lữ hành – Ngày 29 tháng 10: Ngôn ngữ tích đức; Cách ngôn của các bậc tiền nhân

Ngôn ngữ là thứ có thể tích đức nhiều nhất.
Thấy người làm điều thiện, một lời tán thành; Thấy người làm điều ác, một lời khuyên ngăn; Người có tranh tụng, một lời khuyên giải; Người có oan ức, một lời biện minh. Không vạch điều riêng tư của người khác, không bàn chuyện nhà người khác, công đức đó vô lượng. Phàm người mất mạng tan nhà, bởi lời nói chiếm tám phần tai họa.