365 ngày cho cuộc lữ hành – Ngày 11 tháng 11: Tân Khí Tật từ tuyển

Tân Khí Tật (Tống) (1140 – 1207)

Bài thơ đề trên tường trong núi Bác Sơn

Thuở chưa nếm vị sầu đau

Mộng mơ người chốn lầu cao kết tình

Ai hay người ấy tặng mình

Nhiều lời cay đắng thêm minh cuộc đời.

Khổ đau nay đã tỏ rồi

Phân vân muốn nói thôi thời lặng im

Im lặng bỗng hiểu sâu thêm

Hóa ra đời vốn ngàn đêm khổ sầu.

*

Đêm đến Hoàng Sa Hà Nam

Trăng sáng đầu cành chim thước đâu?

Nửa đêm gió mát tiếng ve sầu

Hương lùa nồng nàn mang tin tốt

Ếch gọi điềm lành một đôi câu.

Mấy ánh sao lạc giữa trời không

Dăm ba giọt nước lúc hừng đông

Lối xưa suối chảy ven rừng đó

Mái tranh hiện giữa chốn non bồng.

*

Rằm tháng giêng

Đêm khuya gió thổi động ngàn cây

Núi rừng lay lắt, sao như mây

Ngựa quý, hương đưa, xe chạm trổ

Sáo vang, phụng hót, dạ ngất ngây.

Bóng nguyệt chẳng lay rồng múa lượn

Lầu vàng liễu rủ phảng phất hương

Giữa chốn đông người tìm tri kỷ

Ai hay người đợi cuối con đường?

— Trích từ “Tân Khí Tật toàn tập”

*

Tân Khí Tật (辛棄疾, 1140 – 1207), nguyên tự Thản Phu (坦夫), sau đổi là Ấu An (幼安), hiệu Giá Hiên cư sĩ (稼軒), là quan thời Nam Tống, và là nhà làm từ từ nổi tiếng trong lịch sử văn học Trung Quốc.

Học giả Nguyễn Hiến Lê đã viết rằng:Tân Khí Tật chuyên viết từ. Từ của ông có đủ vẻ, khi bi tráng, lúc lâm ly, khi phóng khoáng, lúc khôi hài, hoặc hoài cổ, hoặc tự tình, vui điền viên, tả sơn thủy, giọng nào cũng đặc sắc.

Bài viết bạn có thể quan tâm: 

365 ngày cho cuộc lữ hành – Trải nghiệm từ kinh điển Phật giáo và văn học Trung Hoa- Lời tựa của Đại sư Tinh Vân

Bạn cũng có thể thích..

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *