“Thế gian nếu có một người con bị khổ, không ai có thể đặt mình ra ngoài được”. Đó là bài học mà Quan Thế Âm Bồ tát dạy tôi. “Chỉ cần thắp sáng ngọn đèn trong tâm thì tức thời rời xa mộng tưởng điên đảo”. Đó là bài học mà Quán Tự Tại Bồ tát dạy tôi.

“Thế gian nếu có một người con bị khổ, không ai có thể đặt mình ra ngoài được”. Đó là bài học mà Quan Thế Âm Bồ tát dạy tôi. “Chỉ cần thắp sáng ngọn đèn trong tâm thì tức thời rời xa mộng tưởng điên đảo”. Đó là bài học mà Quán Tự Tại Bồ tát dạy tôi.
… đắng là một sự trang nghiêm, là vị giác của gốc lưỡi, cũng là gai vị giác phát triển sau cùng. Do vị khổ (đắng) không dễ hiểu được, cũng là nặng nề nhất, nên mọi người đều không thích. Tuy nhiên khổ lại là sức mạnh ổn định nhất, sau cùng nhất của cuộc đời.
Từ khi gặp cơn loạn lạc, ta ít ngủ, suốt đêm dài ướt đẫm, biết làm sao hết được! Mong sao có được ngàn vạn gian nhà lớn, để giúp cho các hàn sĩ trong thiên hạ đều được vui vẻ, không bị kinh động vì mưa gió, yên ổn như núi đồi! Hỡi ôi! Biết bao giờ được thấy nhà cao sừng sững trước mắt. Dù cho riêng nhà ta bị phá, chịu rét đến chết ta cũng thỏa lòng.
Tam tâm (Ba tâm), theo Kim cương kinh chính là tâm quá khứ, tâm hiện tại, tâm tương lai. Thời gian thì có quá khứ, hiện tại và tương lai, nhưng chân tâm vô trụ không quá khứ, hiện tại và tương lai về mặt thời gian. Chỉ trong một niệm, “mặt mũi vốn có của chúng ta từ xưa đến nay không đổi, trải qua vạn kiếp vẫn như mới “thì làm sao có quá khứ, hiện tại, tương lai?
Lành thanh phụng dưỡng mẹ cha
Lúa vàng, quả chín hằng sa phúc điền
Cha mẹ già ốm liên miên
Mở lòng gánh vác muộn phiền tiêu tan.
Lừa ngựa thời giúp cõng mang
Gai nhọn, dao kiếm chẳng làm hại thân
Đao binh, lửa giữ chẳng gần
Vợ hiền, con thảo vạn phần yên vui.
Một là, hiếu dưỡng cha mẹ, phụng sự sư trưởng, tâm từ bi không sát sinh, tu thập thiện nghiệp. Hai là, thụ trì Tam quy, đầy đủ các giới, không phạm uy nghi. Bà là, phát tâm Bồ đề, tin vào nhân quả, đọc tụng Đại thừa, khuyến hành giả tinh tấn.
Hết thảy biển nghiệp chướng đều sinh từ biển vọng tưởng;
Ai nếu muốn sám hối, ngồi nghiêm nghĩ thực tướng.
Các tội như sương mai, tuệ có thể diệt trừ;
Nên chí tâm như thế, sám hối căn lục tình.
Nguyện hết thảy chúng sinh mãi rời các khổ, được hết thảy niềm vui. Nguyện hết thảy chúng sinh mãi diệt các khổ uẩn, được thân tâm vi diệu. Nguyện hết thảy chúng sinh siêu thoát khổ ngục, thành tựu được trí hạnh. Nguyện hết thảy chúng sinh thấy được đạo an ổn, rời bỏ các ác thú. Nguyện hết thảy chúng sinh được niềm vui pháp hỷ, mãi dứt sạch ưu sầu.
Đôi mắt của con người giống như cửa sổ đơn hướng chỉ nhìn từ trong ra ngoài, góc nhìn hướng từ thiên văn cho đến địa lý, chúng sinh khắp đại thiên thế giới, tất cả đều thu vào trong tầm nhìn, chỉ để lọt duy nhất “bản ngã”. Bản thân không thể nào hiểu rõ tận chân tơ kẽ tóc về hành vi thường nhật của chính mình, nên chúng ta dường như cần có một sự chỉ đường, dẫn dắt. Vậy thì ai là người dẫn đường? Người đó ở đâu?
Phật giáo Tịnh độ tông xem cái chết là “vãng sinh”, tức sinh về nơi khác, giống như một chuyến đi du lịch hoặc chuyển nhà. Như thế cái chết chẳng là việc đáng mừng hay sao? Vậy, cái chết chỉ là một bước chuyển đổi giai đoạn, là khởi đầu việc sinh mệnh gửi gắm vào một cơ thể khác. Sau khi chết giống như di cư vậy, là đi đến một đất nước khác. Điều cần quan tâm là chúng ta đã tạo ra tài sản vốn liếng gì khi còn sống?
… Đời người thật sự như một cuốn sách có nội dung phức tạp, rất có giá trị, đáng để lật giở đến trang cuối cùng, hơn nữa còn phải lật giở từ từ.
Nhẫn nhịn sự sỉ nhục nhất thời thì có thể trừ diệt sự thô bạo nhất thời của bản thân; tu nhẫn nại một đời thì có thể trừ diệt sự thô bạo nhất thời của bản thân; tu nhẫn nại một đời thì có thể biến đổi sự ngoan cố vô minh cả đời của người khác. Thép qua tôi luyện sở dĩ có thể nhu mềm đến mức buộc được quanh ngón tay, toàn bộ là nhờ vào chữ “Nhẫn”.
Ngẩng đầu ba thước có thần linh, tơ hào khó gạt đừng làm linh tinh, Thường luôn kính trọng với trời xanh, lương tâm công lý tất công bình. Hư thực làm giấu tự mình hay, phúc họa nhân kia sẽ có ngày, Thiện ác cuối cùng đều có báo, chỉ là đến lúc nào mà thôi.
Trong cuộc đời người kiếm được triệu đô rất khó. Nhưng chúng ta có thể: Trong công việc, kiếm được niềm vui, kiếm được tự trọng; Trong cuộc sống, kiếm được lễ phép, kiếm được quan tâm; Trong thực hành tu tập, kiếm được yên tâm, kiếm được từ bi. Những niềm vui trong nội tâm thanh tịnh đó hơn cả lợi tức ngân hàng và tiền thưởng.
Nghèo đói bố thí khó, giàu có học đạo khó, bỏ mạng để chết khó; Hiểu được kinh Phật khó, sinh vào thời Phật khó, nhịn sắc ly dục khó; Thấy lợi chẳng cầu khó, bị nhục không hận khó, có thế không tranh khó; Gặp chuyện vô tâm khó, học rộng đào sâu khó, diệt trừ ngã mạn khó; Không khinh ít học khó, tâm hành bình đẳng khó, không nói thị phi khó; Gặp thiện tri thức khó, kiến tính học đạo khó, tùy duyên độ người khó; Gặp cảnh không chuyển khó, thiện giải phương tiện khó.
Tội từ tâm khởi đem tâm sám
Tâm sám rồi thì tội liền tiêu
Tội tiêu tâm tịnh thảy đều không
Thế mới thật là chân sám hối.
Đằng sau cây có một căn nhà sơ sài, có một bà sư già bước ra. Tay cầm chuỗi tràng hạt, mặt chi chít nếp nhăn nhưng lại rất trầm tĩnh. Tôi muốn hỏi, bà vì sao một mình bám trụ nơi đây? Lần đầu đến đây năm bao nhiêu tuổi? Nhưng cuối cùng cảm thấy với người xuất gia, việc truy hỏi như thế quá ư vụng về.
Lánh xa kẻ xấu ác
Thân cận người hiền lành
Tôn kính bậc tôn kính
Là phúc đức lớn nhất.
Sống trong môi trường tốt
Được tạo tác nhân lành
Được đi trên đường chính
Là phúc đức lớn nhất.
Cơ mưu thấu rõ, mọi lo lắng đều lãng quên, khen gì lầu rồng gác phượng, nói gì đến danh lợi buộc ràng. Nhàn rỗi thời đến nơi yên tĩnh, để mặc sức rượu thơ, hát một khúc xong quay về chưa muộn, ca một điệu nhạc biển bờ mênh mông. Gặp thời được thưởng ngoạn cỏ cây, hẹn một vài bẳng hữu tri kỷ đến chốn đồng hoang đến bên bờ suối chơi cờ đàn hát theo ý, nhâm nhi chén rượu ngâm thơ; hoặc bàn về thiện nhân quả báo, luận về kim cổ hưng vong; ngắm hoa cỏ non sông, nghe chim líu lo, thổi vang sáo khèn.
Rất nhiều ký ức trong cuộc sống giống như những quán trọ nhỏ. Còn con người giống như đang cưỡi một con ngựa đưa thư không ngừng nghỉ lao về phía trước, mỗi lần quay đầu lại, những sự vật trong quá khứ vĩnh viễn trở thành những quán trọ nhỏ rời bỏ bản thân mà đi. Tất cả niềm vui và nỗi buồn, tất cả mọi lắng đọng và xúc cảm mãnh liệt, thậm chí mọi thành công và thất bại đều ở trong những quán trọ nhỏ đó, khi trời về chiều, chúng ta sẽ phải vào nghỉ ở một quán trọ khác.
Thành công và thất bại không nằm ở phong thủy, vận mệnh, quỷ thần, điều kiện thành công nằm ở chính sự kiện toàn của chính mình. Phật giáo nói rằng: “Nhân thế nào, quả thế đó”, không trải qua cày cấy vào mùa xuân hạ, làm sao có thu hoạch vào thu đông? Cho nên, một người thành công thì phải có nguyên nhân thành công; thất bại cũng có lý do tất yếu mà thất bại, thành công hay thất bại đều nằm ở chính mình, sao không thể thận trọng chứ?