Diễn văn nhậm chức của Abraham Lincoln – 1 trong 4 Tổng thống vĩ đại nhất nước Mỹ

Abraham Lincoln (12/02/1809 – 15/04/1865)

Abraham Lincoln còn được biết đến với tên Abe Lincoln, là Tổng thống thứ 16 của Hoa Kỳ từ tháng 3/ 861 cho đến khi bị ám sát vào tháng 4/1865. Ông được xem là một nhân vật lịch sử tiêu biểu hàng đầu của Hợp Chúng Quốc Hoa Kỳ.

Tổng thống Lincoln được các sử gia đánh giá là đã thành công trong nỗ lực đưa đất nước vượt qua các cuộc khủng hoảng trong lòng nước Mỹ, trong đó nổi bật là thắng lợi trong cuộc Nội chiến Mỹ, duy trì chính quyền Liên bang, đồng thời chấm dứt chế độ nô lệ, và hiện đại hóa nền kinh tế, tài chính của đất nước.

Sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo ở bang Kentucky, những kiến thức Lincoln thu đạt được hầu hết là nhờ tự học. Ông trở thành luật sư nông thôn, nghị viên Viện Lập pháp tiểu bang Illinois, nghị sĩ một nhiệm kỳ ở Viện Dân biểu Hoa Kỳ, rồi trải qua hai lần thất bại trong nỗ lực giành một ghế tại Thượng viện.

Bày tỏ lập trường chống đối chế độ nô lệ tại Hoa Kỳ qua những bài diễn văn và các cuộc tranh luận trong chiến dịch tranh cử, Lincoln nhận được sự đề cử của Đảng Cộng hòa ra tranh cử Tổng thống năm 1860. Sau khi các tiểu bang chủ trương nô lệ ở miền Nam tuyên bố rút khỏi Liên bang Hoa Kỳ, chiến tranh bùng nổ ngày 12/4/1861, Lincoln tập trung nỗ lực vào hai phương diện quân sự và chính trị nhằm tái thống nhất đất nước. Lincoln luôn theo sát diễn biến cuộc chiến, nhất là trong việc tuyển chọn các tướng lĩnh, trong đó có tướng Ulysses S. Grant và đạt đến chiến thắng sau cùng năm 1865, thống nhất đất nước và xóa bỏ chế độ nô lệ.

Sau khi chiến tranh kết thúc, Lincoln chủ trương một quan điểm ôn hòa nhằm tái thiết và nhanh chóng tái thống nhất đất nước thông qua chính sách hòa giải và bao dung trong một bối cảnh phân hóa đầy cay đắng với hệ quả kéo dài.

Tuy nhiên, chỉ sáu ngày sau khi Tướng Robert E. Lee của Liên minh miền Nam tuyên bố đầu hàng, Lincoln bị ám sát bởi một diễn viên và là người ủng hộ Liên minh, John Wilkes Booth, tại Nhà hát Ford khi ông đang xem vở kịch “Our American Cousin”. Đây là lần đầu tiên một tổng thống Hoa Kỳ bị ám sát.

Diễn văn nhậm chức nhiệm kỳ đầu tiên của Tổng thống Abraham Lincoln (ngày 04 tháng 03 năm 1861)

Thưa toàn thể nhân dân Mỹ,

Thể theo truyền thống lâu đời của chính phủ, tôi đứng đây, trước sự hiện diện của toàn thể nhân dân Mỹ, để trình bày một cách ngắn gọn và đưa ra lời tuyên thệ của Tổng thống trong buổi lễ nhậm chức được quy định trong Hiến pháp Hoa Kỳ.

Có vẻ như sự lo sợ vẫn còn hiện hữu trong lòng những người dân ở các bang miền Nam, nơi mà sự thiết lập cơ quan hành chính của Đảng Cộng hòa đã khiến người dân cảm thấy hoang mang về quyền sở hữu tài sản, hòa bình và sự an toàn của bản thân họ. Không có bất cứ lý do hợp lý nào cho những nỗi lo sợ đó.

Thực vậy, giờ đây, nghịch cảnh vẫn tồn tại trong suốt một thời gian dài đang được xem xét một cách công khai. Điều đó được tìm thấy trong hầu hết các bài diễn ngôn đã được công khai của người đang đứng đây, ngay trước các bạn.

Tôi xin trích dẫn một trong những bài diễn thuyết đó khi tôi tuyên bố rằng “tôi không ý định, trực tiếp hay gián tiếp, can thiệp vào các bang nơi chế độ nô lệ tồn tại. Tôi tin tưởng rằng mình không có quyền hợp pháp để làm như vậy và tôi không có ý định để làm điều đó”.

Những người đã bỏ phiếu và bổ nhiệm tôi cùng nhận thức sâu sắc rằng một khi tôi đã tuyên bố, cùng nhiều lời tuyên bố tương tự, thì tôi sẽ không bao giờ công khai rút lại lời nói của mình. Và hơn nữa, dưới sự chấp thuận của tôi, họ đã đưa vào cương lĩnh của mình, một nghị quyết rõ ràng và dứt khoát mà tôi xin phép được đọc cho các bạn: “Quyết định, việc duy trì không xâm phạm đến các quyền lợi của các bang, đặc biệt là quyền sắp xếp và điều hành theo quyết định của riêng mỗi bang, là cần thiết để cân bằng quyền lực làm nền tảng cho việc hoàn thiện và duy trì thể chế chính trị; và chúng ta kịch liệt lên án hành vi xâm phạm bất hợp pháp lãnh thổ các bang hoặc các hạt của bất cứ lực lượng vũ trang nào, với bất cứ lý do gì và coi đó là những tội ác nghiêm trọng nhất.”

Tôi xin được phép một lần nữa nhắc lại những quan điểm này; và để làm như vậy, tôi chỉ xin nhấn mạnh sự quan tâm của công chúng vào bằng chứng thuyết phục nhất cho thấy sự nhạy cảm của vấn đề, rằng sự thịnh vượng, nền hòa bình và an ninh của mọi bộ phận dân cư sẽ không gặp phải bất cứ sự đe dọa nào từ bộ máy chính quyền sắp được bổ nhiệm tới đây. Tôi cũng xin nói thêm rằng tất cả những sự bảo hộ phù hợp với Hiến pháp và pháp luật có thể được đưa ra thì sẽ được áp dụng cho tất cả các bang khi được yêu cầu một cách hợp pháp, vì bất cứ nguyên nhân nào.

Có nhiều tranh cãi về việc giao nộp những kẻ đào ngũ khỏi công việc. Điều khoản mà tôi đang đề cập đến cũng như bất cứ điều khoản nào khác được quy định rõ ràng trong Hiến pháp:

“Không một cá nhân nào vốn bị giam cầm, quản thúc, khổ sai ở một bang bỏ trốn sang một bang khác lại có thể dựa vào luật lệ và quy chế ở địa phương mới để trốn tránh những hình phạt nói trên, ngược lại cá nhân đó phải được trao trả lại theo yêu cầu của bên mà cá nhân đó buộc phải làm việc và lao động.”

Điều đó dẫn tới sự ngờ vực rằng điều khoản trên đây đã được sắp đặt trước bởi những nhà lập hiến, nhằm bắt giữ lại những người mà chúng ta gọi là những nô lệ bỏ trốn, và sự quan tâm của những người làm ra luật pháp chính là luật pháp. Tất cả các thành viên của Quốc hội đều đã tuyên thệ ủng hộ Hiến pháp cũng như ủng hộ điều khoản này cũng như bất cứ điều luật nào khác.

Tuy nhiên, khi lời tuyên bố những người nô lệ, có hoàn cảnh ứng với những điều khoản trên, sẽ được trả tự do được đưa ra, lời tuyên thệ của họ lại không thống nhất. Ngay bây giờ, nếu họ nỗ lực với thái độ thiện chí, cùng sự đồng thuận, điều chỉnh và thông qua điều luật, thì liệu điều gì trên đời có thể giúp họ giữ nguyên vẹn lời tuyên thệ ấy tốt hơn việc làm này?

Có một vài sự khác nhau về quan điểm, liệu điều khoản này có nên được thi hành bởi chính quyền liên bang hay bởi chính quyền ở các bang; tuy nhiên chắc chắn rằng sự khác biệt này không phải là vấn đề quan trọng. Nếu người nô lệ bị giao nộp, thì hình phạt mà anh ta, hoặc người khác, phải gánh chịu sẽ phụ thuộc ít nhiều vào chính quyền nơi điều luật đó được áp dụng. Vậy liệu một ai đó, trong một hoàn cảnh nào đó, có nên bằng lòng rằng lời tuyên thệ của ông ta sẽ không được thực hiện, trong một cuộc tranh luận đơn thuần về cách lời tuyên thệ đó được gìn giữ?

Một lần nữa, trong mọi điều luật liên quan đến vấn đề này, phải chăng tất cả những người bảo vệ cho nền dân chủ, trong bộ luật văn minh và mang đầy tính nhân văn, nên được giới thiệu trước công chúng, để những con người tự do kia không phải cúi đầu như những kẻ nô lệ? Và phải chăng, đó cũng là thời điểm thích hợp để đưa ra một điều luật giúp tăng cường việc thực thi điều khoản này trong Hiến pháp bằng cách cam kết rằng “công dân của mỗi bang sẽ có tất cả các đặc quyền đặc lợi ngang bằng với công dân ở một vài bang khác.”

Hôm nay, dù không được sự chuẩn bị về mặt tinh thần, tôi xin đưa ra lời tuyên thệ chính thức, trên nền tảng những nguyên tắc nghiêm khắc, và không chủ ý trong việc phân tích Hiến pháp và pháp luật. Và ở thời điểm hiện tại, trong khi không giải trình rõ từng đạo luật của Quốc hội đúng như những gì chúng đã được thi hành, tôi cho rằng sẽ an toàn hơn cho tất cả chúng ta, cả địa vị chính thức lẫn không chính thức, khi tuân theo cũng như tôn trọng tất cả các đạo luật vẫn đang còn hiệu lực này, thay vì vi phạm chúng, với hy vọng tránh được sự trừng phạt khi khiến cho chúng trái với Hiến pháp.

Đã 72 năm kể từ lễ nhậm chức tổng thống đầu tiên theo Hiến pháp quốc gia. Trong suốt thời kỳ đó, đã có 15 công dân xuất sắc lần lượt trở thành người lãnh đạo cơ quan hành pháp của Chính phủ. Họ đã dũng cảm, không quản khó khăn, thậm chí là hiểm nguy tới tính mạng để thực hiện điều đó và nhìn chung đã đạt được những thành công lớn. Thật vậy, trong phạm vi tiền lệ trước đó, tôi đang tham gia vào nhiệm vụ tương tự cho nhiệm kỳ bốn năm cùng với khó khăn lớn và những đặc thù. Tình trạng chia rẽ của Liên bang, vốn chỉ mang tính chất đe dọa, giờ đang bị thử thách nghiêm trọng.

Tôi tin rằng, trong dự liệu của đạo luật chung và của Hiếp pháp, Liên bang sẽ trường tồn. Sự trường tồn đó được ngụ ý hoặc biểu lộ trong nền pháp luật cơ bản của chính phủ các bang. Thật chắc chắn khi nói rằng không riêng chính phủ nào, trong nền pháp lý cơ bản, có những điều khoản liên quan đến sự kết thúc của chính bản thân nó. Việc tiếp tục thi hành tất cả những điều khoản của Hiến pháp quốc gia, và của Liên bang sẽ trường tồn mãi mãi. Điều đó không thể bị phá vỡ, ngoại trừ một vài hành động không được đưa ra trong văn kiện.

Một lần nữa, nếu nước Mỹ không phải là một chính phủ hoạt động hiệu quả, nhưng là một liên minh các bang mang tính chất khế ước thì liệu nó, theo như khế ước, có thể bị phá hủy bởi một vài cá nhân trong số những người lập ra nó hay không? Một phe phái liên quan tới khế ước có thể đe dọa, phá vỡ khế ước đó, như đã nói, nhưng liệu có đúng là nó không yêu cầu tất cả chúng ta bãi bỏ nó một cách hợp pháp hay không?

Thừa hưởng từ những nguyên tắc chung này, chúng ta đưa ra lời xác nhận, trong dự liệu hợp pháp, rằng Liên bang mãi trường tồn, điều này được lịch sử Liên bang chứng minh. Liên bang lâu đời hơn Hiến pháp. Trên thực tế nó được thành lập bởi Các điều khoản Hợp bang vào năm 1774. Nó được hoàn chỉnh và duy trì bởi bản Tuyên ngôn độc lập năm 1776. Bằng các điều khoản Liên bang năm 1778, nó được hoàn chỉnh hơn nữa và tất cả 13 bang lúc đó đã cam kết rằng điều đó nên tồn tại mãi mãi. Và cuối cùng, vào năm 1787, một trong những mục tiêu được công bố về việc ban hành và thiết lập Hiến pháp đó là thiết lập một liên bang hoàn hảo hơn. Tuy nhiên, Liên bang có thể tan vỡ chỉ bởi một, hay chỉ một phần của Liên bang là phù hợp với pháp luật thì Liên bang đó sẽ không hoàn chỉnh như Hiếp pháp trước đây, bởi nó đã mất đi yếu tố quan trọng của sự trường tồn.

Điều đó được bắt đầu từ những quan điểm rằng không có một bang nào với sự biến động nhỏ của nó có thể làm tan rã Liên bang một cách hợp pháp, rằng sự quyết tâm và những quyết định với tầm ảnh hưởng đó sẽ mất hiệu lực hợp pháp, và rằng những hành động bạo lực diễn ra bên trong các bang (nội chiến trong các bang) chống lại quyền lực của nước Mỹ là những hành động nổi dậy và bạo động.

Do vậy, tôi cho rằng Liên bang không thể bị phá hủy bởi Hiến pháp và pháp luật, và trong phạm vi khả năng của mình, như bản thân Hiến pháp bắt tôi phải như vậy, tôi sẽ chú ý để luật pháp của Liên bang được thi hành công bằng ở tất cả các bang. Làm được điều này tôi cho rằng về phía tôi, đây không phải là một nhiệm vụ đơn giản; và tôi sẽ biến nó trở nên khả thi nếu như những người thầy hợp pháp của tôi – những công dân Mỹ – không ngăn cản những hành động cần thiết, hay một vài hành động chính thức này không đi theo hướng ngược lại. Tôi tin tưởng điều đó sẽ không bị đánh giá là một sự đe dọa, mà chỉ có mục đích tuyên bố rằng Liên bang sẽ được bảo vệ và duy trì theo Hiến pháp.

Trong quá trình thực hiện điều này, không nhất thiết phải có một cuộc chiến đẫm máu và tàn khốc; và điều đó, nếu không gây được sức ép cho các nhà chức trách quốc gia, sẽ trở nên vô nghĩa. Quyền lực giao phó cho tôi sẽ được sử dụng để nắm giữ quyền sở hữu và chuyển giao quyền hành đó về tay chính phủ để thực hiện các nhiệm vụ đặt ra. Ngoại trừ những điều cần thiết cho mục đích này, sẽ không có bất cứ sự xâm phạm nào – không sử dụng sức mạnh để chống lại người dân ở bất kỳ đâu.

Nếu như không bị loại bỏ thì vũ khí sẽ tiếp tục được trang bị ở tất cả mọi nơi trong Liên bang. Làm như vậy để mọi người dân ở những nơi đó có thể sẽ ý thức được về nền an ninh hoàn hảo, rất thuận lợi cho việc làm dịu sự lo lắng và chỉ trích. Bài học được chỉ ra ở đây sẽ được tuân theo nếu như các sự kiện và kinh nghiệm hiện tại không tạo ra thay đổi hoặc một sự thay đổi đúng quy tắc; trong mọi trường hợp và khi có tình trạng khẩn cấp, sự thận trọng nhất của tôi sẽ được áp dụng theo hoàn cảnh hiện tại, với tầm nhìn cùng sự kỳ vọng về cách giải quyết hòa bình đối với mọi rắc rối của quốc gia, và làm sống lại sự cảm thông và yêu mến của các quốc gia bằng hữu.

Tôi không khẳng định hay phủ nhận về việc có nhiều nhóm người luôn cố gắng phá vỡ Liên bang bằng mọi cách và tỏ ra vui mừng vì bất cứ lý do gì để tiến hành điều đó. Nếu quả thật có những người như vậy, tôi không chẳng có gì để nói với họ. Tuy nhiên, với những người thực sự yêu quý Liên bang, chẳng lẽ tôi cũng không cần phải nói gì?

Trước khi tiếp nhận một vấn đề nghiêm trọng như phá hủy cơ cấu quốc gia với tất cả quyền lợi, hoài niệm, và hy vọng, liệu chúng ta không day dứt về động cơ cho hành động đó? Liệu các bạn có mạo hiểm không khi trong thực tế, có lẽ sẽ chẳng có ai chia sẻ những rủi ro xảy đến? Và nếu trong thực tế, những rủi ro đó gây ra hậu quả tiêu cực và nghiêm trọng hơn nhiều những gì các bạn được hưởng? Liệu các bạn có mạo hiểm phạm vào sai lầm to lớn này?

Tất cả tuyên bố sẽ phù hợp với Liên bang nếu tất cả các quyền Hiến pháp có thể được duy trì. Vậy điều đó có đúng không nếu mọi quyền nào được ghi trong Hiến Pháp đều bị từ chối? Tôi không nghĩ vậy. Thật là may mắn suy nghĩ của người dân đủ sáng suốt để không một chính đảng nào có thể cả gan làm điều đó. Nếu có thể, hãy nghĩ về một trường hợp cụ thể trong đó một điều khoản đơn giản được ghi lại trong Hiến pháp từng bị phủ nhận.

Nếu bằng sức mạnh của số đông, bên đa số cho rằng nên tước bỏ quyền Hiến pháp được ghi lại rõ ràng của phe thiểu số, thì điều đó có thể được biện minh là một cuộc cách mạng – chắc chắn điều đó sẽ xảy ra nếu như quyền đó là một quyền quan trọng. Tuy nhiên, đó không phải là trường hợp của chúng ta. Tất cả các quyền quan trọng của bên thiểu số và của các cá nhân đều được đảm bảo một cách rõ ràng thông qua những sự đồng thuận và phủ quyết, sự đảm bảo và sự nghiêm cấm trong Hiến pháp mà các cuộc tranh luận chưa bao giờ bàn về.

Tuy nhiên, không có luật cơ bản nào từng được điều chỉnh bằng một điều khoản lại phù hợp với mọi vấn đề trong thực tế. Không có một sự tiên đoán nào có thể lường trước được cũng như không có bất kỳ một văn bản luật nào bao hàm được những điều khoản về mọi vấn đề có thể xảy ra. Có phải những người chạy trốn thuộc tầng lớp lao động sẽ đầu hàng các nhà cầm quyền bang hay quốc gia? Hiến pháp đã không đề cập đến vấn đề này. Quốc hội có thể nghiêm cấm chế độ chiếm hữu nô lệ trong lãnh thổ quốc gia? Hiến pháp không đề cập đến vấn đề này. Có phải Quốc hội phải bảo vệ chế độ chiếm hữu nô lệ trong lãnh thổ quốc gia? Hiến pháp không đề cập đến vấn đề này.

Từ những vấn đề dạng này đã làm xuất hiện những cuộc tranh luận về Hiến pháp của chúng ta, và chúng ta chia chúng ra thành vấn đề của bên đa số và của bên thiểu số. Nếu bên thiểu số phủ quyết, bên đa số hoặc chính phủ buộc phải ngừng lại. Không có sự lựa chọn nào khác. Việc duy trì Chính phủ bắt nguồn từ sự đồng thuận của một phía này hay phía khác. Trong trường hợp này, nếu phe thiểu số rút ra thay vì phủ quyết thì họ sẽ tạo nên một tiền lệ có thể gây chia rẽ và phá hủy chính họ: nhóm thiểu số trong họ sẽ tách ra bất cứ khi nào bên đa số không muốn bị kiểm soát bởi bên thiểu số. Chẳng hạn, có ai dám chắc mọi thành viên thuộc liên minh mới, trong vòng một hay hai năm tới kể từ giờ phút này, sẽ không tự ý ly khai giống như cái cách mà một số thành viên trong liên minh hiện tại đang cố tình làm? Tất cả những ai ủng hộ sự bất hòa đều sẽ được chỉnh huấn để có thái độ đúng hơn.

Có hay không một nhận định hoàn hảo về lợi ích giữa các bang nhằm thiết lập nên một Liên minh mới, chỉ với mục đích tạo ra sự hài hòa, và ngăn chặn sự ly khai mới?

Rõ ràng, ý tưởng ly khai là cội nguồn của tình trạng hỗn loạn. Bên đa số, được hình thành trong sự ràng buộc bởi sự kìm hãm và hạn chế của Hiến pháp, và luôn luôn dễ dàng thích ứng với những thay đổi được cân nhắc thận trọng bắt nguồn từ những ý kiến và quan điểm chung, mới là quyền tối cao chính nghĩa duy nhất của những con người tự do. Tất cả những ai bác bỏ điều đó chính là đang, như một sự tất yếu, tự đẩy mình tới sự hỗn loạn hoặc chế độ chuyên quyền. Sự nhất trí là không thể; quy tắc của phe thiểu số, đương nhiên, luôn luôn là ý kiến phủ nhận; do đó, việc từ chối nguyên tắc của bên đa số, sự hỗn loạn hay chế độ chuyên quyền là những điều phải bị xóa bỏ.

Tôi không quên quan điểm được thừa nhận bởi một số người rằng những vấn đề liên quan tới Hiến pháp nên được phán quyết bởi Tòa án tối cao; tôi cũng không phủ nhận rằng những quyết định như vậy phải được tuân thủ trong mọi trường hợp, dựa vào các chính đảng để có được sự phù hợp; như để mục đích của sự thỏa mãn trong khi họ được quyền đánh giá cao và xem xét trong mọi trường hợp tương tự bởi tất cả những cơ quan khác của chính phủ.

Và trong khi quyết định này có thể là sai lầm trong bất cứ trường hợp nào được đưa ra, thì những hậu quả khôn lường kéo theo đó, bị hạn chế trong những trường hợp cụ thể, có thể bị gạt bỏ, và không bao giờ có cơ hội trở thành tiền lệ cho các trường hợp khác, có thể còn dễ chịu hơn rất nhiều so với hậu quả của một âm mưu thâm độc khác.

Cùng thời điểm đó, một người công dân ngay thẳng phải thừa nhận rằng nếu chính sách của Chính phủ đối với những vấn đề quan trọng, ảnh hưởng tới tất cả mọi người, nên được quy định một cách chắc chắn bởi những phán quyết của Tòa án tối cao, ngay khi chúng được đưa ra, trong sự tranh chấp thông thường giữa các đảng phái, trong những quyền tố tụng cá nhân, thì mọi người ngừng việc trở thành những người thống trị đối với chính bản thân họ, tới mức gần như giao phó quyền kiểm soát chính phủ của mình cho tòa án xuất chúng đó. Quan điểm này cũng không hàm chứa bất cứ sự công kích nào chống lại tòa án hay các vị quan tòa. Đó là nhiệm vụ mà họ không thể lùi bước, để quyết định các vấn đề đang được đặt ra trước mắt họ, và đó không phải là sai lầm của họ nếu những người khác cố gắng biến những quyết định của họ thành mục tiêu chính trị.

Một bộ phận của đất nước chúng ta tin tưởng sự tồn tại của chế độ chiếm hữu nô lệ là đúng và phải được mở rộng, trong khi những người khác tin tưởng điều đó là phi nghĩa và phải được xóa bỏ. Đây chính là bất đồng lớn duy nhất. Điều khoản tạm thời về chế độ chiếm hữu nô lệ của Hiến pháp và bộ luật nghiêm cấm việc buôn bán nô lệ ra nước ngoài vẫn đang có hiệu lực, đó có lẽ là vì bất kỳ luật pháp nào cũng chỉ có thể tồn tại trong một cộng đồng nơi mà người dân luôn có ý thức ủng hộ luật pháp. Đa số người dân vẫn tuân thủ nghiêm túc các nghĩa vụ trong cả hai vấn đề đó, và cũng có một số cá nhân cố tình phá hoại.

Tôi nghĩ điều này không thể được khắc phục hoàn toàn, và nó thậm chí sẽ trở nên tồi tệ hơn sau khi sự chia rẽ xuất hiện giữa các khu vực trên đất nước chúng ta. Tình trạng buôn bán nô lệ nước ngoài, hiện vẫn chưa được ngăn chặn một cách triệt để, sẽ được khôi phục tràn lan tại một số khu vực; trong khi đó, các nô lệ bỏ trốn, hiện nay chỉ một số đầu thú, sẽ không chấp nhận đầu thú ở các khu vực khác.

Nói theo quy luật tự nhiên, chúng ta không thể tách rời nhau. Chúng ta không thể xóa bỏ các vùng đất thuộc về chúng ta, cũng như dựng nên một bức tường không thể vượt qua giữa những vùng đất đó. Một cặp vợ chồng có thể ly hôn, chia xa và vượt ra ngoài tầm kiểm soát của nhau; nhưng các phần khác nhau trên đất nước chúng ta thì không thể làm như vậy được. Không thể nhưng vẫn phải đối diện trực tiếp với nhau; và sự giao thiệp, dù thân thiện hay thù địch, vẫn phải được tiếp tục giữa các khu vực.

Vậy phải chăng chúng ta có thể biến sự giao tiếp đó trở nên thuận lợi cũng như tốt đẹp sau khi xảy ra sự chia rẽ hơn trước kia? Liệu những hiệp ước giữa những con người xa lạ có thể dễ dàng hơn việc những người bạn cùng nhau tạo ra một bộ luật? Giữa thỏa ước của những người xa lạ với luật pháp của những người đồng minh, các bạn cho rằng cái nào sẽ được tuân thủ một cách trung thực hơn? Cứ cho rằng bạn có thể gây ra chiến tranh nhưng bạn không thể cứ đánh nhau mãi; và khi, sau khi cả hai bên đều chịu thiệt hại mà không đạt được điều gì, bạn phải dừng cuộc chiến, thì những vấn đề cũ, tương tự như các điều kiện về sự giao thiệp, một lần nữa sẽ nổi lên chống lại bạn.

Đất nước này, với những thể chế của nó, thuộc về những người dân sinh sống ở đây. Bất cứ khi nào họ bất mãn với sự tồn tại của Chính phủ, họ có thể sử dụng quyền Hiến định của mình để sửa đổi nó, hay sử dụng những quyền mang tính cách mạng của mình để chia cắt và lật đổ nó.

Tôi không thể lờ đi thực tế rằng những người dân có phẩm giá và lòng yêu nước mong muốn Hiến pháp quốc gia được sửa đổi. Trong khi không có bất cứ sự nhận xét nào về việc sửa đổi thì tôi nhận ra một cách đầy đủ rằng quyền lợi hợp pháp của con người đối với mục tiêu chung được áp dụng trong các phương thức được quy định trong bản thành văn kiện; và trong hoàn cảnh hiện hữu này, tôi nên ủng hộ hơn là bác bỏ cơ hội thuận lợi đang được ban cho mọi người để hành động chống lại điều đó.

Tôi sẽ mạnh dạn nói thêm vào rằng, với tôi, hình thức Công ước dường như hợp lý hơn, trong đó nó cho phép những sự sửa đổi đưa ra với mọi người, thay vì chỉ cho phép họ chấp nhận hay phản đối các quyết định, được đưa ra bởi những người khác, đặc biệt không có mục đích, và điều đó có thể không chính xác như những gì họ đã mong muốn trước đó để có thể chấp nhận hay phản đối.

Tôi hiểu một sự sửa đổi có mục đích đối với Hiến pháp, tuy nhiên sự sửa đổi mà tôi chưa từng bắt gặp, đã được Quốc hội thông qua, với ý nghĩa này chính phủ liên bang sẽ không bao giờ gây trở ngại cho thể chế của các bang, bao gồm cả những nhà cầm quyền. Để tránh hiểu sai về vấn đề tôi đã nói, tôi chủ ý bắt đầu từ việc không nói ra các sửa đổi cụ thể, đủ để nói rằng việc đưa ra một sự bổ sung về luật Hiến pháp hiện nay, tôi đồng ý việc Hiến pháp được công khai và không được sửa đổi.

Thẩm phán tìm thấy quyền lực của mình từ người dân, và họ không nhờ cậy ông ta sửa đổi các điều khoản ủng hộ sự phân chia giữa các bang. Bản thân người dân có thể làm được điều này nếu họ lựa chọn, tuy nhiên cơ quan hành pháp không có lý do gì để làm điều đó. Nhiệm vụ của cơ quan này là vận hành chính phủ lâm thời vì nó nằm trong tay họ và để truyền lại điều đó một cách nguyên vẹn và không bị tổn hại tới người kế vị của ông ta.

Tại sao không nên có một sự tin tưởng tuyệt đối công lý của con người? Liệu trên thế giới này có tồn tại một niềm hy vọng tuyệt vời và công bằng hay không? Trong sự khác biệt hiện tại, phải chăng chính các đảng phái cũng không có nổi sự trung thành vào lẽ phải? Nếu một người trị vì tối cao của các quốc gia, với sự trung thực và công bằng, luôn ở bên các bạn dù bạn ở miền Bắc hay miền Nam, thì những sự thật đó, công lý đó chắc chắn sẽ giành chiến thắng, bằng phán quyết của tòa án tối cao của người Mỹ.

Bằng cơ cấu của chính phủ mà chúng ta đang sống trong đó, cũng chính những con người đó đã sáng suốt đem tới cho xã hội của họ những người công bộc tận tụy với quyền lực bị hạn chế để có thể gây ra những mối nguy hại; và, cũng với sự sáng suốt đó, đặt trở lại thứ quyền lực hạn chế đó vào bàn tay họ trong một thời gian cực ngắn.

Trong khi con người cố giữ lại phẩm chất đạo đức cùng sự thận trọng, thì không một thế lực nào, bằng sự tàn bạo cao nhất hay sự điên rồ khủng khiếp nhất, có thể làm tổn thương nghiêm trọng tới chính phủ trong nhiệm kỳ 4 năm.

Đồng bào của tôi, mỗi người và tất cả, xin các bạn hãy suy nghĩ thấu đáo và tốt đẹp về toàn bộ vấn đề này. Không có giá trị nào có thể bị mất đi theo thời gian. Nếu như có một vấn đề nào đó khiến bất cứ ai trong số các bạn, trong sự vội vàng gấp gáp, không có được một sự cân nhắc thận trọng thì mục tiêu đó sẽ bị thất bại bởi sự chậm trễ; nhưng không có mục tiêu tốt đẹp nào bị thất bại bởi điều đó.

Như các bạn hiện nay, không hài lòng nhưng vẫn giữ Hiến pháp cũ nguyên vẹn, và, về một điểm nhạy cảm, vẫn có luật pháp theo mong muốn của các bạn; vào lúc mà cơ quan hành chính mới chưa có quyền lực tức thời, nếu nó có, để thay đổi. Nếu được thừa nhận rằng các bạn, những người đang không hài lòng, đã nắm giữ một phần quyền lợi trong các cuộc tranh luận, thì vẫn không có lý do chính đáng biện minh cho hành động vội vàng. Sự thông minh, lòng yêu nước, đạo Cơ Đốc và sự tín nhiệm vào Ngài, người không bao giờ từ bỏ mảnh đất yêu quý này, vẫn có thẩm quyền để chỉnh sửa, bằng cách tốt nhất, tất cả những khó khăn hiện tại của chúng ta.

Quyền lực của các bạn, chứ không phải của tôi, hỡi đồng bào yêu quý đang, không hài lòng với chính phủ này. Vấn đề hệ trọng – vấn đề nội chiến, chính phủ sẽ không chất vấn các bạn. Các bạn không cần các cuộc xung đột để biến mình thành những kẻ xâm lược. Các bạn không cần tuyên thệ trước Chúa để phá hoại chính phủ, trong khi tôi có lời thề trang nghiêm nhất để “bảo tồn, bảo vệ và che chở cho nó.”

Tôi không miễn cưỡng để kết thúc. Chúng ta không phải là kẻ thù mà là những người bạn. Chúng ta không phải là kẻ thù. Cho dù sự tức giận có thể gây căng thẳng song điều đó không phá hủy những cam kết. Sự kết hợp thần bí của trí nhớ, trải rộng từ chiến trường, từ bia mộ của lòng yêu nước, đến tất cả những trái tim đang sống hay những trái tim sắt đá, trên khắp vùng đất rộng lớn này, sẽ lại ngân lên điệp khúc của Liên bang, khi bản nhạc đó một lần nữa được, chắc chắn sẽ như vậy, những thiên thần tuyệt vời của tạo hóa ca vang.

(Sưu tầm)

Bạn cũng có thể thích..

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *