Thông điệp ngày Phật đản – Thiền sư Thích Nhất Hạnh

Thông điệp chúc mừng của Thiền sư Thích Nhất Hạnh

(Nhân Đại lễ Vesal Liên Hiệp Quốc tại Việt Nam, 2014)

Thường Huyễn dịch

Hoàng hậu Maya khi hạ sinh thái tử Tất-đạt-đa (Siddhartha) trong một trạng thái rất nhẹ nhàng tự nhiên. Trên đường trở về nhà cha mẹ để lâm bồn, bà và những người hầu cận nghỉ chân trong vườn Lâm-tỳ-ni (Lumbini). Trong khi đang đi dạo trong vườn, bà cảm nhận giây phút hạ sinh sắp đến. Đưa tay vịn cành cây Vô Ưu (Asoka) và trong tư thế đang đứng, bà hạ sinh thái tử Tất-đạt-đa. Các thị nữ đỡ lấy thái tử và làm những công việc cần thiết cho một hài nhi vừa mới chào đời. Sau khi hạ sinh thái tử xong, hoàng hậu Maya đi về lại thành Ca-tỳ-la-vệ (Kapilastu). Bà cho một số người hầu cận đến kinh thành của cha mẹ cũng như về thành Ca-tỳ-la-vệ để báo tin vui trước.

Khi công chúa Da-du-đà-la (Yasodhara) hạ sinh La-hầu-la (Rahula), con trai của thái tử Tất-đạt-đa, nàng phải đối diện với nhiều khó khăn, vì trở dạ kéo dài nhiều giờ. Lắm lúc mọi người lo lắng, thật khó cho mẹ tròn con vuông khi phải trải qua thời gian đau đớn cùng cực ấy. Cả hoàng gia, kể cả thái tử Tất-đạt-đa vô cùng lo lắng. Năng lượng lo âu tích tụ rất lớn và lan tỏa khắp hoàng cung. May mắn thay, Da-du-đà-la cuối cùng cũng hạ sinh La-hầu-la bình an. Chúng ta có thể thấy rằng, trong suốt thời kỳ mãn nguyệt khai hoa của Da-du-đà-la, thái tử Tất-đạt-đa không được an và có rất nhiều âu lo. Người không có hạnh phúc trong giây phút hiện tại. Kinh nghiệm khổ đau nơi tự thân, chứng kiến nỗi khổ đau trong gia đình hoàng tộc cũng như của thần dân trong cả nước, quả thật thái tử Tất-đạt-đa không thể nào hưởng được trọn vẹn những điều kiện tốt lành của một đời sống vương giả xa hoa phú quý. Công chúa Da-du-đà-la hiểu được ưu phiền của thái tử Tất-đạt-đa, song nàng không biết làm thế nào để giúp chàng. Nỗi khổ trong tâm của thái tử Tất-đạt-đa thấm dần trong Da-du-đà-la cũng như trong chú bé La-hầu-la. Sự đau đớn khi lâm bồn của nàng một phần là do vì nguyên nhân này.

Sự thử thách trong việc sinh nở của nữ giới đó cũng là một trong những động lực góp phần tạo nên quyết định của thái tử Tất-đạt-đa từ bỏ gia đình để đi tìm con đường tâm linh của Người. Công chúa Da-du-đà-la hiểu rõ và chấp nhận điều này.

Thật may mắn cho tất cả chúng ta, thái tử Tất-đạt-đa đã thành công. Thành tựu của Ngài cũng là một thành tựu vĩ đại của nhân loại, giống như khi Neil Armstrong đặt bước chân đầu tiên vào lĩnh vực khoa học kỹ thuật. Thái tử Tất-đạt-đa đã mang sự thành công đến cho tất cả chúng ta. Ngài đã tìm ra được một con đường giúp chúng ta chế ngự đau khổ, chế tác hòa bình và hạnh phúc trong đời sống thường nhựt của chúng ta, để thoát ra khỏi trói buộc của danh vọng, tài sản, quyền lực, và những khoái lạc tục lụy; cũng như tiếp xúc được với bản tính tự nhiên không sinh không diệt của vạn hữu.

Hôm nay, chúng ta làm lễ kỷ niệm đánh dấu ngày thái tử Tất-đạt-đa đản sinh trên hành tinh này. Tuy nhiên, hầu hết chúng ta chỉ đảnh lễ Ngài như một Đấng quyền năng thiêng liêng tối thượng có thể ban an lạc và bảo vệ chúng ta thoát khỏi hiểm họa. Không mấy ai có thể bước trên con đường mà Ngài đã bước để điều phục khổ đau, chế tác hạnh phúc, thiết lập lại truyền thông và sống trong Niết-bàn ngay giây phút hiện tại. Đạo Phật của chúng ta ngày nay hầu như là một đạo Phật của sự sùng bái. Đức Thế Tôn đã khuyên chúng ta điều gì? Hãy thoát ra khỏi những thứ như danh vọng, dục lạc phàm tục, bây giờ chúng ta lại cầu xin Ngài ban cho chúng ta.  

Thực tập chánh niệm, định và tuệ, bước đi trên Bát Chánh Đạo, đó là con đường đưa đến hạnh phúc trong thực tại đã trở thành một phần rất nhỏ của đạo Phật trong thời buổi này. Chúng ta không thừa hưởng những phần quý báu nhất trong gia tài tâm linh của thái tử Tất-đạt-đa để lại. Đạo Phật của chúng ta đang sai lạc dần, không đúng với vai trò nguyên thủy của nó. Chúng ta cần nỗ lực hết sức mình vào việc làm mới lại đạo Phật để nó có thể tiếp tục vai trò tưới tẩm hòa bình an lạc đến mỗi người, mỗi gia đình, mỗi quốc gia và toàn xã hội. Đến với đạo Phật chỉ bằng cách sùng bái, lễ lạy, khom mình, đê đầu trong khói hương nghi ngút suốt cả ngày, chúng ta cũng sẽ không thể thay đổi được gì, không xứng đáng được gọi là hậu duệ của đấng Điều Ngự Trượng Phu – Bậc Chiến Thắng Mọi Phiền Não.

Nguyên tác tiếng Anh:

CONGRATULATORY MESSAGE
From Zen Master Thich Nhat Hanh

Queen Mahamaya had a very easy labor when she gave birth to Siddhartha. On the way to her parents’ home to give birth, she and her entourage stopped to rest in the Lumbini garden. While taking a walk in the garden, she felt the moment of birth coming. She held onto a branch of the Aśoka tree and, while standing, gave birth to Prince Siddhartha. Her attendants promptly received and cared for the baby with the necessary equipment. After giving birth to Siddhartha, Queen Mahamaya returned to Kapilavastu. Some attendants were sent home before her to inform both maternal and paternal sides of the family of the good news.

When Yasodhara gave birth to Rahula, Siddhartha’s son, she encountered, however, a lot of difficulties. It was a prolonged labor. At times, it was feared that mother and son would not be able to make it through those hardest moments. The royal family, including Siddhartha, were extremely worried . The collective energy of anxiety was so great that it spread throughout the whole palace. Fortunately, Yasodhara finally gave birth to Rahula. We can see that, during Yasodhara’s pregnancy, Siddhartha was unsettled and had a lot of anxiety. He was unable to be happy in the present moment. Experiencing suffering himself, witnessing the suffering of the royal family as well as that of the people in his country, it was not possible for Siddhartha to enjoy all the favorable conditions of a luxurious and comfortable life. Yasodhara was aware of Siddhartha’s afflictions, yet she did not know how to help him. The suffering in Siddhartha’s heart had also penetrated into Yasodhara, as well as the baby Rahula. Her difficult childbirth was partly due to this reason.

That ordeal of childbirth, in some way, contributed to Siddhartha’s decision to leave home in search for his spiritual path. Yasodhara understood and accepted this.

Lucky for all of us, Siddhartha was successful. His success was also a great success for humankind, similar to when Neil Armstrong put his first step on of science and technology. Siddhartha succeeded for all of us. Siddhartha found a way to help us handle our suffering, to generate peace and happiness in our daily life, to overcome the bonds of fame, wealth, power and sensual pleasures; as well as to touch the nature of no birth no death of all existence.

Today we celebrate the appearance of Siddhartha on this planet. However, the majority of us only worship Siddhartha as a supreme sacred power with the ability to bless and to protect us from danger. Not many are able to walk the path he has walked, to handle suffering, generate happiness, reestablish communication and touch Nirvana in the present moment. Our Buddhism of today mostly is a Buddhism of devotion. What the Buddha advised us—to let go of such things as fame and sensual pleasures—we now ask him to grant us.

Practicing mindfulness, concentration and insight, walking the Noble Eightfold Path as the path of happiness in the present moment, has become only a very small part of Buddhism as it is practiced today. We did not inherit the most precious parts of the spiritual heritage that Siddhartha left. Our Buddhism has become corrupted, unable to play its original role. We need to put all our heart into renewing Buddhism, so that it can continue to play its role in generating peace for individuals, families, countries and societies. By only practicing devotional Buddhism, bowing our heads amidst incense all day long, we will not able to do that—and not be worthy to be called descendents of the Buddha—the Great Conqueror of Afflictions.

Bạn có thể quan tâm tới các bài viết:

1. Con đường huyền thoại – Thiền sư Nhất Hạnh

2. Mỗi người đều có tính Bụt trong lòng – Thiền sư Thích Nhất Hạnh

3. Nghệ thuật không nói – Thiền sư Thích Nhất Hạnh

4. Giấc mơ lớn nhất của đời anh là gì? – Thiền sư Thích Nhất Hạnh

5. Con đã về, con đã tới – Minh Dương

Bạn cũng có thể thích..

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *