Lý Dục (Nam Đường) (937 – 978)
Bài ca lúc nửa đêm
Đời người u sầu, uất hận sao tránh được?
Hồn phách dẫu tiêu tan nhưng tình ta vô hạn.
Nước cũ mơ quay về, tỉnh ra hai dòng lệ,
Lầu cao lên với ai bây giờ?
Nhớ lúc cùng ngắm thu sang,
Chuyện cũ đã tan lại như giấc mộng dã tràng.
*
Ngu mỹ nhân
Hoa mùa xuân, ánh trăng thu khi nào hết,
Chuyện cũ đã qua biết bao điều.
Lầu nhỏ đêm qua gió mùa đông lạnh lại thổi,
Có thể nào không nhớ trăng quê!
Thềm lan điện ngọc còn y đó,
Chỉ hồng nhan đã đổi thay già rồi.
Hỏi, anh lòng chứa được bao u sầu?
Đáp, tựa dòng sông xuân cuộn chảy về Đông.
— Trích từ “Tôn tiền tập”
*
Quạ kêu đêm
Hoa rừng rơi rụng xuân nồng, sao vội vàng gấp gáp!
Chẳng chịu được mưa lạnh ban mai, gió thổi buổi chiều.
Nước mắt rơi, khiến người say, mấy lúc gặp lại nàng?
Xưa nay đời người mang nỗi hận thế sự, bất tận như nước chảy về Đông!
— Trích từ “Nam Đường Nhị Chủ từ”
*
Nam Đường Hậu Chủ (南唐後主; 937 – 978), tên thật là Lý Dục (李煜), thông gọi Lý Hậu Chủ (李後主), là vị vua cuối cùng nước Nam Đường thời Ngũ Đại Thập Quốc trong lịch sử Trung Quốc. Ông trị vì từ năm 961 đến năm 976, khi bị bắt giữ bởi quân đội nhà Tống hùng dũng tấn công vào đất nước của mình. Ông bị đầu độc bởi lệnh của Tống Thái Tông sau 2 năm bị giam lỏng.
Dù là một vị vua được cho là thiếu bản lĩnh và kém cỏi, nhưng ông được biết đến rộng rãi là một nhà thơ, từ, họa sĩ và nhà thư pháp lỗi lạc nổi tiếng của Trung Quốc trong thế kỷ 10. Ông được xem là một người uyên thâm thể loại từ vào hàng bậc nhất, do đó được xưng tụng là Thiên cổ từ đế (千古词帝)
*
Bài viết bạn có thể quan tâm: