365 ngày cho cuộc lữ hành – Ngày 14 tháng 6: Kệ Hoa nghiêm kinh; Bốn nguyện lớn của Bồ tát; Thân và tâm

Kệ Hoa nghiêm kinh

Phật Đà Bạt Đà La (Đông Tấn) (359 – 429) dịch

Từ bỏ tức giận, tăng thượng mạn

Thường ưu pháp nhẫn nhục, nhu hòa

An trú trong từ bi, hỷ xả

Gọi là pháp môn tịnh trang nghiêm.

Tâm niệm như bụi thời đếm được
Nước trong biển lớn uống hết được

Hư không đo được, gió buộc được

Công đức Phật sao nói hết được?

Nếu muốn tỏ tường cảnh giới Phật

Phải tịnh ý niệm như chân không

Xa rời vọng tưởng và ham muốn

Khiến cho tâm không còn chướng ngại.

Hết thảy năm dục đều vô thường

Như bóng nước kia là hư giả

Muôn vật như mộng, như bóng nắng

Cũng như bóng trăng dưới nước sâu.

— Trích từ “Đại phương quảng Phật Hoa nghiêm kinh”.

*

Bốn nguyện lớn của Bồ tát

Cưu Ma La Thập (Đông Tấn) (344 – 413) dịch

Người chưa được độ thời làm cho được độ.

Người chưa tỏ ngộ thời làm cho tỏ ngộ.

Người chưa được an thời làm cho được an.

Người chưa chứng Niết bàn thời làm cho chứng Niết bàn.

— Trích từ “Diệu pháp liên khoa kinh”

*

Trí Khải (Tùy) (538 – 597) giảng, Quán Đỉnh (Tùy) (561 – 632) ghi

Chúng sinh vô biên thệ nguyện độ.

Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn.

Pháp môn vô lượng thệ nguyện học.

Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành.

— Trích từ “Ma ha chỉ quán”

*

Thân và tâm

Nhất Như (Minh) (1352 – 1425)

Tâm như mặt đất nuôi dưỡng tất cả hạt giống Bồ đề, mong chúng sinh thành chính quả.

Tâm như chiếc cầu đưa chúng sinh vượt qua sông dài sinh tử, đạt đến bờ bên kia.

Tâm như biển lớn dung chứa tất cả nguồn cội của chúng sinh, thấm nhuần hương vị giáo pháp.

Thân như hư không bao hàm vạn vật và chúng sinh, bình đẳng không phân biệt, cùng chứng chân như pháp tính.

— Trích từ “Đại Minh Tam tạng pháp số”

*

Bài viết bạn có thể quan tâm: 365 ngày cho cuộc lữ hành – Trải nghiệm từ kinh điển Phật giáo và văn học Trung Hoa- Lời tựa của Đại sư Tinh Vân

Bạn cũng có thể thích..

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *