365 ngày cho cuộc lữ hành – Ngày 16 tháng 2: Kệ tụng Lăng nghiêm kinh; Bài văn khuyên phát tâm Bồ đề

Kệ tụng Lăng nghiêm kinh

Bát Lạt Mật Đế (Đường) (656 – 706)

Nguyện con chứng quả thành Bảo vương, sẽ trở lại cõi này độ chúng sinh như cát sông Hằng.

Đem thân tâm phụng sự vô số cõi, đền ơn chư Phật trong muôn một.

Cúi xin Thế Tôn chứng minh cho, đời ác ngũ trược nguyện vào trước.

Nếu một chúng sinh chưa thành Phật, con quyết không vào cõi Niết bàn.

— Trích từ “Đại Phật đỉnh vạn hạnh Thủ lăng nghiêm kinh”.

*

Bài văn khuyên phát tâm Bồ đề

Tỉnh Am (Thanh) (1686 – 1734)

Khi bước chân vào cửa đạo pháp thì phát tâm đứng đầu;

Việc khẩn cấp tu hành, lập nguyện là trên hết.

Nguyện lập rồi mới độ chúng sinh, tâm đã phát Phật đạo dễ thành.

Hoa nghiêm kinh dạy rằng: “Quên mất tâm Bồ đề mà tu các pháp lành, đó là làm việc cho ma”.

Khắc ghi trên cầu Phật đạo nhớ mãi dưới độ chúng sinh;

Hiểu rằng Phật đạo dài lâu nhưng chớ sinh lòng thoái thác;

Thấy rõ chúng sinh khó độ không được cảm thấy chán nản.

Như lên núi cao thì phải đặt chân lên tận đỉnh;

Như lên tháp chín tầng, nhất định phải chinh phục tận nóc.

Chớ bảo một niệm mà xem thường, đừng cho rằng nguyện suông vô ích, tâm chân ắt việc thật, nguyện rộng ắt hạnh sâu.

Hư không sao rộng lớn hơn tâm, kim cương sao cứng bằng nguyện lực.

— Trích từ “Tỉnh Am pháp sư ngữ lục”

*

Bát Lạt Mật Đế (Đường) (656 – 706) dịch nghĩa là Cực Lượng, tên một nhà sư Ấn Độ đời Đường dịch kinh Thủ lăng Nghiêm sang chữ Tàu. Sau khi dịch kinh Lăng Nghiêm, Ngài trở về Ấn Độ (có thuyết nói Ngài bị quốc vương Trung Thiên Trúc cho người bắt Ngài về Ấn trị tội đã lén lút truyền kinh Lăng Nghiêm ra ngoài).

*

Thật Hiền Đại sư (1686 – 1734), tự Tư Tề, hiệu Tỉnh Am, người đời Thanh, con nhà họ Thời ở Thường Thục. Từ thuở bé ngài không ăn cá thịt. Sau khi xuất gia, tham cứu câu Niệm Phật Là Ai? Được tỏ ngộ, và nói: “Tôi đã tỉnh giấc mơ!”.

Kế tiếp, Đại sư đóng cửa thất ba năm ở chùa Chân Tịch, ngày duyệt ba tạng kinh, đêm chuyên trì Phật hiệu. Mãn thất, ngài đến Mậu Sơn lễ Xá Lợi ở tháp A Dục Vương. Nhằm ngày Phật Niết Bàn, đại sư họp nhiều hàng đạo tục sắm lễ cúng dường, rồi đốt ngón tay trước Phật, phát bốn mươi tám điều đại nguyện. Lúc ấy cảm Xá lợi phóng ánh sáng rực rỡ. Đại sư làm bài văn” Khuyên phát lòng bồ đề” để khuyến khích tứ chúng, nhiều người đọc đều rơi lệ.

Lúc tuổi già, đại sư về ở chùa Phạm Thiên tại Hàng Châu, kết liên xã để khuyên nhắc lẫn nhau chuyên tu Tịnh Nghiệp. Mùa đông năm Ưng Chánh thứ 11, đại sư dự biết ngày 14 tháng tư năm sau mình sẽ vãng sanh. Đến kỳ hạn, ngài nói: “Mười hôm trước ta đã thấy Phật nay lại được thấy”. Nói xong, niệm Phật mà Quy Tây. 

Bài viết bạn có thể quan tâm: Phổ Khuyến Phát Bồ-đề Tâm – Trần Thái Tông

Bạn cũng có thể thích..

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *