365 ngày cho cuộc lữ hành – Ngày 20 tháng 8: Ánh sáng của tâm niệm; Tấm gương của mẹ đã dạy cho con

Mã Anh Cửu (1950 -)

Ánh sáng của tâm niệm – Tư duy chính sự

Người chỉ có lòng nhân từ thiếu trí tuệ thì xem chuyện lớn thành nhỏ, người chỉ có trí tuệ thiếu lòng nhân từ thì xem chuyện nhỏ là lớn. Trong mối quan hệ đôi bên, người chịu trách nhiệm nhất định phải dựa trên nguyên tắc tin tưởng lẫn nhau, cộng thêm trí tuệ chung của dân tộc thì tất có thể tìm ra được một phương án chung để giải quyết, một nguyên tắc để có thể cùng chung sống hòa bình.

Hy vọng mỗi một vị công bộc của dân khi sử dụng quyền lực công đều ghi nhớ kỹ câu răn dạy nổi tiếng: “Quyền lực khiến con người ta tha hóa, nên quyền lực tuyệt đối sẽ khiến con người ta tha hóa tuyệt đối”.

*

Tấm gương của mẹ đã dạy cho con

Trước người con trai tham gia bầu cử, mỗi ngày đều bị công kích, lúc ấy người mẹ khuyên: “Cuộc đời có chìm có nổi, mỗi một người đều nên học cách nhẫn nại, nhận một phần bi thương thuộc về mình. Chỉ có như thế con người mới có thể cảm nhận được thắng lợi là gì cũng như hạnh phúc thực sự là gì?”

Khi tôi còn nhỏ, mẹ đã dạy chúng tôi phải cần kiệm, thành thực, liêm khiết, yêu nước; phải học cổ văn, học Anh văn, luyện viết thư pháp. Khi bị bệnh không nói được thì mẹ dùng bút viết chữ để nói chuyện với chúng tôi. Bà từng viết rằng: “Cha con và ta cả đời không tham tiền bạc”. Trong nhà có lập chế độ thưởng cho ai lao động chăm chỉ, cổ vũ làm việc nhà, bồi dưỡng thói quen con cái làm việc và tiết kiệm, tích lũy.

Mẹ âm thầm làm việc, nói năng cử chỉ cẩn trọng, tôi làm công chức hơn 30 năm, mẹ chưa bao giờ xen vào công vụ của tôi. Mẹ chỉ ủng hộ chứ không làm phiền hà đến tôi. Cha mẹ đều cổ vũ chúng tôi thực hiện theo gia huấn mà ông nội thường dạy thủa bình sinh: “Vàng bạc không quý bằng sách hay, vạn sự đều không còn nhưng việc thiện nhất định là có”. Cha tôi thì tự tay viết câu đối: “Hành thiện đọc sách không quên mất gia huấn, lập thân hành đạo chẳng thẹn với thân sinh” treo ở phòng khách để luôn nhắc nhở chúng tôi. Gia đình tôi sống ở khu Văn Sơn hơn 40 năm, ấn tượng mà mẹ để lại cho hàng xóm láng giềng là như thế.

— Trích từ “Bài điếu văn viết cho mẹ – Hậu đức tu thân, từ mẫu lương sư, một đời khó báo đáp thân ân”

Bài viết bạn có thể quan tâm: 365 ngày cho cuộc lữ hành – Trải nghiệm từ kinh điển Phật giáo và văn học Trung Hoa- Lời tựa của Đại sư Tinh Vân

Bạn cũng có thể thích..

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *