Cảm ơn đất trời
Trần Chi Phan (1925 – 2012)
Lúc còn nhỏ khi ăn cơm, bà nội thường bảo tôi: “Ông trời thưởng cho nhà ta được cơm no phải nhớ rằng, mỗi hạt gạo trong bát cơm đều không được bỏ thừa. Nếu lãng phí lương thực, ông trời sẽ không cho chúng ta cơm nữa”.
Ông nội mỗi năm đều “cắn răng trong mưa gió”, bà nội mỗi năm “chịu khổ trong cơm đạm nước bạc”. Họ hiểu rõ rằng, phải nhỏ biết bao giọt mồ hôi trên trán mới có thể gặt được hạt lúa trên cánh đồng, nhưng tại sao phải cảm tạ ông trời?
Cho đến năm trước, tôi đã có được sự lĩnh ngộ mới từ trong tác phẩm Thế giới như tôi thấy của Albert Einstein. Thuyết tương đối độc đáo từ xa xưa đến nay chưa có, là một sự phát minh hoàn toàn mới không dựa vào sự tham khảo nào. Nhưng vào trang cuối cùng, ông lại viết rằng, “cảm ơn những thời khắc được thảo luận cùng Michele Angelo Besso – người đồng nghiệp của tôi”. Tôi liền nghĩ ra rằng, công lao to lớn như thế sao ông lại không nhận, tại sao chứ?
Mấy năm nay, tôi thật sự đã có được sự lĩnh ngộ mới. Bất kể là chuyện gì đi nữa thì điều chúng ta nhận được từ người khác là quá nhiều, còn bản thân chúng ta đóng góp lại rất ít. Bởi vì, người cần cảm ơn quá nhiều cho nên thôi thì cảm ơn nhân duyên. Cho dù là chuyện gì, điều chúng ta cần không phải là di sản hay sự đóng góp của tiền nhân, mà là cần sự ủng hộ và hợp tác của mọi người, bên cạnh đó còn phải chờ đợi thời cơ nhân duyên đầy đủ. Khi đã thật sự làm được một số việc thì tôi lại càng cảm thấy rằng cống hiến của chúng ta là quá bé nhỏ rồi.
Người gây dựng cơ đồ đều tự nhiên nghĩ đến mọi người, còn người thất bại là kẻ luôn chỉ nghĩ về bản thân.
— Trích từ “Gió trong xuân”
Bài viết bạn có thể quan tâm: