Viên Liễu Phàm (Minh) (1533 – 1606)
Mười điều vì mọi người
Một là đối tốt với người
Hai là yêu kính ấy thời để tâm
Ba khuyên người hiểu lòng nhân
Bốn giúp người được muôn phần ung dung
Năm cứu người lúc khốn cùng
Sáu ta cùng với người chung một lòng
Bảy bố thí ắt thong dong
Tám thời chính pháp nguyện mong thực hành
Chín là yêu quý chúng sanh
Mười thầy tổ mãi tâm thành kính tôn.
*
Một lòng thanh tịnh
Làm việc thiện nhưng tâm không chấp vào việc đã làm tất sẽ hoàn thành một cách tự nhiên, viên mãn, không áp lực.
Nếu tâm chấp trước vào việc làm thiện của mình thì dù cả đời siêng năng cần mẫn cũng chỉ đạt được kết quả một nửa mà thôi.
Ví như dùng tiền để cứu tế người khác, bên trong không nghĩ đến mình, bên ngoài không nghĩ đến người, ở giữa chẳng chú ý đến vật tặng đi, đó gọi là: “Tam luân không tịch”. Làm việc với một lòng thanh tịnh thì một bát gạo có thể gieo phúc vô biên, một đồng cũng có thể tiêu trừ tội lỗi ngàn kiếp.
Nếu tâm đó chưa quên thì đem tặng vàng bạc vạn tiền làm từ thiện phúc báu cũng chẳng thể đầy được.
*
Nhân quả rõ ràng
Khuyên người nhất thời bằng lời nói, khuyên người trăm kiếp thời bằng sách vở, công đức hết thảy đều vô lượng, làm việc thiện là điều vui vẻ nhất.
Năm giới có thể giữ thân người, mười điều thiện có thể sinh cõi trời, nhân quả quyết định rõ ràng, đọc sách tất mang lại ích lợi lớn.
*
Quy tắc thành công
Đừng lấy sở trường của bản thân mà chèn ép người khác.
Đừng lấy điều tốt của bản thân mà so sánh người khác.
Đừng lấy tài năng của bản thân để làm khó người khác.
Thật thà chất phác, ẩn giấu tài trí giống như hư không.
Thấy lỗi sai của người, nên bao dung và gìn giữ: vừa có thể khiến họ sửa đổi lại có thể khiến họ không dám sai phạm.
Khi thấy người khác có chút điểm mạnh, điểm tốt, nên từ bỏ cái tôi để thuận theo, hơn nữa còn nên tán dương và khích lệ họ nhân rộng thêm điều tốt lành đó.
Trong cuộc sống hằng ngày, từng lời nói, hành động phải theo quy tắc, không nên lấy cái tôi làm đầu.
Những người vĩ đại trong thiên hạ đều thực hiện công việc theo quy tắc trên.
— Trích từ “Liễu Phàm tứ huấn”
Bài viết bạn có thể quan tâm: 365 ngày cho cuộc lữ hành – Trải nghiệm từ kinh điển Phật giáo và văn học Trung Hoa- Lời tựa của Đại sư Tinh Vân