365 ngày cho cuộc lữ hành – Ngày 28 tháng 1: Thơ cấm sát sinh (Phần II)

Tặng người đi săn

Đỗ Mục (Đường) (803- 852)

Bản dịch 1

Song điêu vừa rớt máu tươi

Vội vung cương ngựa xoay người bước đi

Chớ săn cánh nhạn Nam di

Biết đâu nhà có thơ ghi gửi người.

Bản dịch 2

Song điêu rớt lệ giọt máu hồng

Ngựa hý lưng quay xót trời không

Phương nam nhờ gửi thư nhà đến

Chim chết, người thân mãi ngóng trông

— Trích từ “Ngự định toàn Đường thi”

*

Khóc xin

Đào Chu Vọng (Minh) (1562- 1609)

Ngón tay vướng phải nước sôi

Toàn thân bỏng rát chia đôi cõi lòng

Kim nhọn đâm phải vào trong

Cả người đau buốt khó mong yên bình

Cá kia cầu cứu hồi sinh

Gà rơi lệ nóng mong mình thoát nguy

Tiếng kêu muôn kiếp ai bi

Người nghe sao chẳng chút chi giật mình.

— Trích từ “Liên tu tất độc”

*

Kiếp đao binh

Giới Hiển Nguyện Vân (Thanh) (1610 – 1672)

Ngàn năm trong một bát canh

Oán sâu tợ biển hận thành non cao

Có hay nguồn gốc binh đao

Xót thương lò mồ tiếng gào thâu đêm

— Trích từ “Liên tu khởi tín lục”

*

Đỗ Mục (杜牧 803 – 852?), tự Mục Chi, hiệu Phàn Xuyên; là một nhà thơ thời Vãn Đường trong lịch sử văn học Trung Quốc.

Ông được đánh giá là người tài hoa, lãng mạn, thích thanh sắc, nhưng cương trực có khí tiết, không hay để ý chuyện nhỏ nhặt, và xem thường lễ giáo. Trong thư gửi cho Lý Trung Thừa, ông đã nói về mình như sau: “thích rượu, thích ngủ, đã thành cố tật, thường đóng của hàng chục ngày, việc thăm viếng mời mọc cũng nhiều thiếu sót”

So với các nhà thơ đương thời, thơ ca Đỗ Mục đáng gọi là “thần vận”. Do vậy, người đời đã gọi ông là “Tiểu Đỗ”, gọi Đỗ Phủ là “Lão Đỗ”. Ngoài ra, vì ông có tiếng ngang với Lý Thương Ẩn, nên người đời gọi hai ông là “Tiểu Lý-Đỗ”, để phân biệt với “Đại Lý-Đỗ” (tức Lý Bạch và Đỗ Phủ) ở thời Thịnh Đường.

Bài viết bạn có thể quan tâm: 365 ngày cho cuộc lữ hành – Ngày 27 tháng 1: Thơ cấm sát sinh (Phần I)

Bạn cũng có thể thích..

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *