Chia sẻ về Quán Âm Bồ tát
Hề Tùng (1947-)
Một danh hiệu khác của Quán Âm Bồ tát là “Quán Tự Tại”, nó mang ý nghĩa đặc biệt với tôi.
Nhiều năm trước, mẹ lâm trọng bệnh rồi qua đời. Thực sự, chỉ có sự ra đi của người thân yêu mới thật sự khiến con người ta hiểu được sự đau khổ của vô thường. Bệnh tật và sự ra đi của mẹ giống như bà tự tay mở ra một cánh cửa cho tôi. Đối mặt với bóng tối vô bờ bến, tôi chỉ có nỗi sợ hãi run rẩy kinh động.
Thứ sức mạnh dẫn dắt rất quan trọng giúp tôi có thể vượt qua được sự gập ghềnh và bóng tối trong tâm hồn này chính là chép đọc Tâm kinh và vẽ Quán Âm Bồ tát.
Bát nhã Ba la mật đa tâm kinh chỉ có 260 chữ ngắn ngủi. Trong biển kinh điển Phật pháp vô bờ, Tâm kinh giống như một viên ngọc lấp lánh nhất, tỏa ra thứ ánh sáng thâm sâu kỳ diệu nhất.
“Quán Tự Tại Bồ tát, hành thâm Bát nhã Ba la mật đa thời, chiếu kiến ngũ uẩn giai không, độ nhất thiết khổ ách…” Mỗi lần chép câu đầu tiên của Tâm kinh, tôi đều có thể cảm nhận được nỗi xúc cảm vượt qua ngôn ngữ. Ở trong đó, “quán” là quán chiếu và thể nghiệm trí tuệ chân thực, “tự tại” là chỉ việc sau khi đạt được trí tuệ thì sẽ có giải thoát và tự tại vô thượng. Trong Phật giáo, danh hiệu của Bồ tát được lập theo phẩm đức, nếu bất kỳ ai cũng có thể quán trí tuệ, đắc tự tại thì cũng có thể xưng là Quán Tự Tại Bồ tát. Như thế, Bồ tát có thể là chúng sinh, tự tại cũng có thể là bản thân.
“Thế gian nếu có một người con bị khổ, không ai có thể đặt mình ra ngoài được”. Đó là bài học mà Quan Thế Âm Bồ tát dạy tôi.
“Chỉ cần thắp sáng ngọn đèn trong tâm thì tức thời rời xa mộng tưởng điên đảo”. Đó là bài học mà Quán Tự Tại Bồ tát dạy tôi.
— Trích từ “Đường trát ký”
Bài viết bạn có thể quan tâm: