Lời cảnh tỉnh của Trần Mỹ Công
Trần Kế Nho (Minh) (1558 – 1639)
Không lễ kính cha mẹ lại lễ kính quỷ thần, kính trọng gì?
Anh chị em đều đồng lòng, tranh chấp gì?
Con cháu có phúc con cháu, lo lắng gì?
Ngẩng đầu ba thước có thần linh, dối lừa gì?
Văn chương từ cổ không bằng chứng, khoác lác gì?
Vinh hoa phú quý chỉ như hoa trước mắt, kiêu ngạo gì?
Phú quý nhà người kiếp trước định, đố kỵ gì?
Kiếp trước chẳng tu nay chịu khổ, oán thán gì?
Đời người gặp khó miệng mỉm cười, khổ đau gì?
Ham lời chỗ này mất chỗ kia, tham lam gì?
Thông minh lại bị thông minh hại, xảo quyệt gì?
Bỏ hết dối gian cả đời phúc, xảo trá gì?
Thị phi rốt cuộc tự thấu tỏ, tranh cãi gì?
Tề gia cần kiệm hơn cầu người, tranh đoạt gì?
Oan oan tương báo lúc nào thôi, kết oán gì?
Huyệt mộ lòng người đâu ở núi, mưu tính gì?
Gặt người là họa hiểu người phúc, miễn cưỡng gì?
Vô thường chết đến vạn sự thôi, bận rộn gì?
— Trích từ “Trần Kế Nho hành thư san”
Bài viết bạn có thể quan tâm: 365 ngày cho cuộc lữ hành – Trải nghiệm từ kinh điển Phật giáo và văn học Trung Hoa- Lời tựa của Đại sư Tinh Vân