365 ngày cho cuộc lữ hành – Ngày 4 tháng 5: Ánh nắng

Ánh nắng

Lâm Huy Nhân (1904 – 1955)

Ánh nắng vàng rực rỡ gần giữa trưa len lỏi qua khung cửa, chiếu sáng lấp lánh khắp căn phòng. Tôi ngắm nhìn ánh nắng trong suốt đó, muốn phân biệt các màu sắc xán lạn đan xen vào nhau đó, theo đuổi thứ dòng chảy không dấu vết này. Khi nhìn ánh nắng thuần khiết phản chiếu trên mặt bàn, tôi cảm nhận được sự yên bình đang bảo phủ khắp mọi nơi, một thứ tinh thần hào hứng, một cảm giác an nhàn, khoan khoái, đang ở ngay đó, lặng lẽ giữ lấy sự chờ mong diệu kỳ, tràn trề không khí thi ca.

Chúng ta đã trân quý văn hóa một cách không nghi ngờ, tôn trọng các hình thức nghệ thuật từ thời khai thiên lập địa đến nay, bất kể đó là nghệ thuật trừu tượng hay từ các vật liệu tự nhiên cụ thể sáng tạo nên. Còn về khởi nguồn của nghệ thuật, thì đó chính là từ tâm tư tình cảm sâu kín vi diệu của con người, hoặc là sự đan xen giữa tình cảm và lý trí của con người. vậy cách nào để trân quý nghệ thuật được xem là hợp lý nhất?

Trong phòng có hai thứ ánh sáng hào hoa thường khiến tâm trạng tôi thổn thức như hoa nở, cảm giác điềm tĩnh ngắm nhìn làn gió thoảng len lỏi giữa cành lá.

Một là thứ ánh sáng phát ra từ ngọn nến nằm trên chiếc giá đèn cao cao, với dòng sáp chảy dài, ánh lửa hồng rực tô điểm cùng bóng rèm bốn phía. Thứ ánh sáng diễm lệ, nho nhã đầy hoài cổ ấy rõ ràng là cảnh tượng trong tranh vẽ nhưng lại hàm chứa ý thơ nhiều hơn.

Còn loại kia chính là ánh nắng chiều đầu xuân, rải đều từng mảng lớn khắp căn phòng một cách vô tình hay hữu ý. Mọi vật từ song cửa, mặt bàn, nghiên bút đều được tắm trong thứ ánh sáng mờ ảo đó, nhất thời trở thành một bức tranh tĩnh mặc. Lại thêm nụ hoa đỏ, cành cây nhỏ điểm xuyết vài nơi làm cho căn phòng tràn đầy mùi hương nhẹ nhàng, khiến con người ta thoáng chốc chạm đến được một thứ cảm giác thăng hoa.

— Trích từ “Lâm Huy Nhân văn tập”

Lâm Huy Nhân (1904-1955; 林徽因, nguyên danh Lâm Huy Âm林徽音) là nữ thi sĩ, kiến trúc sư người Trung Quốc tốt nghiệp Đại học Pennsylvania, được biết đến phương án đi sâu thiết kế công trình Bia Kỷ niệm Anh hùng Nhân dân và Quốc huy Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Bà là người vợ đầu của kiến trúc sư Lương Tư Thành (梁思成), con dâu của nhà cách mạng Lương Khải Siêu. Đồng thời, bà cũng là một trong những đại diện cho sự tiến bộ của phụ nữ trí thức trong những năm đầu của Trung Hoa Dân Quốc.

Bạn cũng có thể thích..

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *