Phóng sinh
Phật Quang Tinh Vân (1927 – 2023)
Phóng sinh chính là xem trọng hệ sinh thái, mang lại một môi trường an toàn không có sự sợ hãi cho chúng sinh. Muốn như vậy, chúng ta phải thực hiện những việc như: Không câu cá, không ngược đãi động vật, không tàn sát sinh mệnh, không phá hoại môi trường, v.v. đó chính là phóng sinh tốt nhất.
Phật giáo lấy con người là gốc, đứng trên lập trường “phóng sinh” thì càng nên đề xướng “phóng nhân”. Chúng ta nên tạo cơ hội cho người khác, cho họ một con đường sống, trao cho họ lòng tin, sự hoan hỷ, niềm hy vọng, cuộc sống thuận lợi, cơ hội cống hiến; giúp đỡ họ vượt qua khó khăn, mang đến hạnh phúc, đó mới chính là ý nghĩa tích cực của việc “phóng sinh”.
Cho đến “tình và vô tình cùng thành Phật đạo”, có nghĩa là đối với các vật vô tình, thì dù chỉ là một cành hoa, ngọn cỏ, một cây bút, một chiếc bàn, một tấm thảm, bất kỳ vật gì cũng đều có sinh mệnh. Bởi thế mà, chúng ta phải khéo léo sử dụng và bảo vệ công năng của chúng, kéo dài thời hạn sử dụng, sáng tạo phát huy giá trị, đó chính là cách giải thích hàm nghĩa rộng của Phật giáo về “phóng sinh”. Ngày nay, chúng ta sử dụng từ “phóng sinh” thì phải thận trọng, cẩn thận xem hành vi của mình có phải là “phóng sinh” hay “phóng tử”.
Ai bảo chim kia chẳng đáng thương
Cũng là da thịt cũng cốt xương
Khuyên người chớ bắt chim xuân ấy
Luống tội chim non khóc dạ trường.
– Trích từ “Bách niên Phật duyên”
Bài viết bạn có thể quan tâm:
1. 365 ngày cho cuộc lữ hành – Ngày 27 tháng 1: Thơ cấm sát sinh (Phần I)
2. 365 ngày cho cuộc lữ hành – Ngày 28 tháng 1: Thơ cấm sát sinh (Phần II)