Thế thuyết tân ngữ
Lưu Nghĩa Khánh (403 – 444)
Thiên Văn học
Văn Đế Tào Phi từng lệnh Đông A Vương Tào Thực làm thơ bảy bước, nếu không được sẽ xử trảm. Đông A Vương đáp lời bèn làm thơ rằng:
Đun đậu nấu làm canh
Lọc đậu chọn tinh anh
Củi đậu đun hạt đậu
Đậu khóc la thất thanh
Vốn sinh cùng một gốc
Đốt nhau chi phân tranh.
Văn Đế nghe xong thấy vô cùng hổ thẹn.
*
Thiên Quy châm
Kinh Phòng và Hán Nguyên Đế cùng bàn luận với nhau, nhân lúc ấy Kinh Phòng thưa Nguyên Đế:
Tây Chu U Vương và Lệ Vương sao bị mất nước? Họ đã tin tưởng và giao nhiệm vụ cho hạng người nào?
Nguyên Đế nói: Toàn dùng người không có lòng trung thành.
Kinh Phòng thưa: Đã biết không có lòng trung thành mà còn dùng, tại sao như vậy?
Nguyên Đế nói: Những vị quốc vương mất nước cứ ngỡ những người họ dùng là đại thần hiền minh, nhưng ai biết họ là người bất trung?
Kinh Phòng quỳ xuống thưa: Chúng ta bàn luận chuyện người xưa, thì người sau cũng bàn luận chúng ta chuyện hôm nay vậy.
— Trích từ “Thế thuyết tân ngữ”
*
Trung Dung
Khổng Cấp (Xuân Thu) (483 – 402 TCN) soạn, Chu Hy (Tống) (1130 – 1200 biên)
Ham học thì tiếp cận trí tuệ, nỗ lực hành thiện thì tiếp cận nhân đức, biết ô nhục thì tiếp cận dũng cảm.
Học tập rộng sâu, hỏi thêm nhiều điều, suy nghĩ thấu đáo, phân tích rạch ròi, mong muốn thực hành.
Cái Đạo ấy không thể xa rời dù chỉ trong chốc lát, nếu có thể xa rời được thì đã không phải là Đạo.
Bởi thế, bậc quân tử phẩm đức cao thượng thì lại càng đặc biệt cảnh giác thận trọng dù ở chỗ không có ai nhìn thấy; thường lo lắng sợ hãi ngay cả khi ở chỗ không có ai nghe thấy.
Từ những việc nhỏ nhất cho đến lời nói, cử chỉ nhỏ nhất cũng thể hiện phẩm chất của người quân tử. Cho nên, người quân tử đặc biệt thận trọng khi ở chỗ chỉ có một mình vậy.
Mừng, giận, buồn, vui khi chưa biểu hiện ra gọi là Trung, biểu hiện ra mà phù hợp với quy củ thì gọi là Hòa.
Trung là gốc lớn của xã hội, Hòa là đạo lý thông đạt phổ biến trong xã hội.
Đạt tới sự Trung Hòa thì xã hội có được trật tự phù hợp, muôn vật được sinh sôi nảy nở.
— Trích từ “Trung dung”
Bài viết bạn có thể quan tâm: 365 ngày cho cuộc lữ hành – Trải nghiệm từ kinh điển Phật giáo và văn học Trung Hoa- Lời tựa của Đại sư Tinh Vân