365 ngày cho cuộc lữ hành – Ngày 20 tháng 10: Phản tỉnh và lời cảm ơn

Phản tỉnh và lời cảm ơn

Lam Âm Đỉnh (1903 – 2079)

Đôi mắt của con người giống như cửa sổ đơn hướng chỉ nhìn từ trong ra ngoài, góc nhìn hướng từ thiên văn cho đến địa lý, chúng sinh khắp đại thiên thế giới, tất cả đều thu vào trong tầm nhìn, chỉ để lọt duy nhất “bản ngã”. Bản thân không thể nào hiểu rõ tận chân tơ kẽ tóc về hành vi thường nhật của chính mình, nên chúng ta dường như cần có một sự chỉ đường, dẫn dắt. Vậy thì ai là người dẫn đường? Người đó ở đâu?

Tôi cho rằng có hai người: Một người thường khuyên bảo, nhắc nhở chúng ta bằng những lời lẽ nhẹ nhàng ấm áp, đó là bạn bè. Còn người kia lại thường mỉa mai, đả kích chúng ta bằng những lời lẽ hung hăng, cay nghiệt, đó là kẻ thù!

Chúng ta nếu không có chỉ trích từ người khác thì sẽ không có được sự cảnh giác và càng không có sự tiến bộ. Nhận sự phê bình của người khác sẽ khiến cho chúng ta phải tự mình tiến bộ, làm việc không dám sơ suất, biết đề phòng để không rơi vào vực sâu muôn trượng. Nếu có được người bạn ích lợi như thế thì chính là phúc phận của chúng ta. Tại sao lại không cảm kích chứ?

Đại văn hào Nhật Bản Kawabata Yasunari cả đời tin vào hai chữ “cảm ơn”. Theo ông, nếu chúng ta luôn sử dụng hai chữ này, thì chắc chắn rằng kẻ thù cuối cùng cũng sẽ bặt vô âm tín, hoặc sẽ thay đổi diện mạo và xuất hiện dưới dạng thức bạn bè.

— Trích từ “Đỉnh Lư tiểu ngữ”

Bài viết bạn có thể quan tâm: 

365 ngày cho cuộc lữ hành – Trải nghiệm từ kinh điển Phật giáo và văn học Trung Hoa- Lời tựa của Đại sư Tinh Vân

Bạn cũng có thể thích..

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *