365 ngày cho cuộc lữ hành – Ngày 14 tháng 9: Đào Am mộng ức – Trương Đại

Nghĩ lại cuộc đời ta, phồn hoa mỹ lệ như mây khói thoảng qua. Năm mươi năm trôi qua như một giấc mộng. Nay bừng tỉnh giấc mộng thấy mình tay không, biết cam chịu làm sao?
Nhớ chuyện xưa mà ghi chép lại thành lịch sử, dâng lên trước Phật một lòng sám hối… “Liệu có phải là mộng ảo?” E rằng mộng, sợ không phải là mộng, lại sợ đó là mộng, thật khiến người ta si dại! Nay ta đại mộng sắp tỉnh, tuy chỉ là tài mọn nhưng đó lại là một giấc mộng.

365 ngày cho cuộc lữ hành – Ngày 13 tháng 9: Lý Hậu Chủ từ tuyển

Nam Đường Hậu Chủ (南唐後主; 937 – 978), tên thật là Lý Dục (李煜), thông gọi Lý Hậu Chủ (李後主), là vị vua cuối cùng nước Nam Đường thời Ngũ Đại Thập Quốc trong lịch sử Trung Quốc. Dù là một vị vua được cho là thiếu bản lĩnh và kém cỏi, nhưng ông được biết đến rộng rãi là một nhà thơ, từ, họa sĩ và nhà thư pháp lỗi lạc nổi tiếng của Trung Quốc trong thế kỷ 10. Ông được xem là một người uyên thâm thể loại từ vào hàng bậc nhất, do đó được xưng tụng là Thiên cổ từ đế (千古词帝)

365 ngày cho cuộc lữ hành – Ngày 12 tháng 9: Ý nghĩa của thụ giới; Nắm bắt thời cơ

Việc gì mà đem lại lợi ích cho mọi người, có cống hiến cho xã hội thì chúng ta nên nắm bắt thời cơ, nỗ lực sáng tạo, cống hiến phụng sự, chớ để nhân duyên mất đi thì sẽ nuối tiếc cả đời. Đặc biệt là tầng lớp thanh niên, nhân lúc chúng ta đang có sức khỏe trí tuệ ở đỉnh cao nhất mà lập chí cao thượng, phát huy năng lực, đừng để về già rồi “hận thời trai trẻ, ngồi khóc bi ai”.

Mẹ Âu Dương Tu: Bậc hiền mẫu sẽ giáo dục nên hiền tài

Âu Dương Tu là nhà sử học, nhà văn nổi danh thời Bắc Tống. Khi ông lên bốn tuổi thì cha qua đời. Mẹ ông là Trịnh Thị ở vậy thủ tiết nuôi con ăn học. Mặc dù chỉ đọc qua mấy cuốn sách cổ nhưng nhờ có ý chí nghị lực phi thường, bà đã giáo dục được một người con tài đức, một mẫu mực của người quân tử thời xưa.

Âu Dương Tu: Thành tài trong một đêm nhờ khiêm tốn và nỗ lực

Trong học tập cũng như trong hành trình cuộc đời nếu như đã lựa chọn mục tiêu của mình rồi, thì cho dù chỉ là một con ngựa bình thường đi nữa, chỉ cần cố gắng  tích lũy công sức kéo xe trong mười ngày, trăm ngày, trăm ngàn ngày… thì vẫn có cơ hội đạt được mục tiêu.

365 ngày cho cuộc lữ hành – Ngày 9 tháng 9: Đại học

Từ bậc Thiên tử cho đến thứ dân đều phải lấy việc rèn luyện tu dưỡng đạo đức bản thân (tu thân) làm gốc. Cái gốc của nó lộn xộn, rối ren (loạn) thì không thể nào lo liệu, sắp xếp (trị) được cái ngọn vậy. Điều quan trọng như tu thân thì coi nhẹ mà chỗ không quan trọng lại xem trọng thì chưa từng có vậy. Thế mới gọi là biết cái gốc, là đạt đến sự hiểu biết vậy.