Lời dạy của Khổng Tử: “Nhân vô viễn lự, tất hữu cận ưu” – Người không lo xa, ắt có buồn gần

Năm 36 tuổi, nhờ sự giúp đỡ của người học trò Nam Cung Kính Thúc, Khổng Tử được vua Lỗ chấp thuận cấp cho một cỗ xe, một con ngựa và một người hầu để sang nước Chu nghiên cứu về Lễ nhạc.

Trên đường đi sang Chu, ba thầy trò gặp một toán người đang giăng lưới bắt chim sẻ. Ngài cùng học trò dừng xe và bước xuống xem. Càng xem Khổng Tử càng thấy lạ, bởi trong lưới chỉ bắt được toàn chim non, mỏ chưa đủ cứng, lông chưa mọc đủ, không có một con lớn nào cả, ngài liền đến gần hỏi:

– Các anh sao chỉ bắt được chim non mà không bắt được con lớn nào cả?

Toán người bẫy chim thấy Khổng Tử có dáng người trang nhã của bậc quyền quý, một người già nhất trong họ nói:

– Loại chim lớn khôn lắm, không sao bắt được, chim non thì tham ăn, dễ bắt hơn. Vì vậy, chúng tôi mới chờ đến thời tiết chim non chưa đủ lông đủ cánh mới đi đánh bẫy chúng. Nếu như lũ con này mà học được lũ mẹ chúng nó, bám mẹ không rời, thì cũng khó bắt được chúng đấy ạ.

Khổng Tử nghe xong thú vị quá quay lại nói với Nam Cung Kính Thúc:

– Cảnh giác thì có thể tránh được tai họa, tham ăn thì phải chết, họa phúc do chính chúng nó tự quyết định lấy. Từ đó mà thấy rằng, con người sống trên đời này, không vì cái lợi nhỏ nhất thời mà quên mất đại nghĩa lâu dài được. Gần son thì đỏ, gần mực thì đen. Vì vậy, con người biết tu dưỡng mình phải tìm thầy mà khiêm tốn học tập. Cũng giống chuyện những chú chim sẻ non dại dột và những con sẻ lớn khôn ngoan vậy. Nếu xa rời người quân tử, gần gũi kẻ tiểu nhân, thấy lợi quên nghĩa, khác gì lũ chim sẻ non kia, chỉ tổ chuốc họa vào thân mà thôi.

Nam Cung Kính Thúc thấy có lý, chăm chú lắng nghe.

Khổng Tử cảm thán nói:

– Nhân vô viễn lự, tất hữu cận ưu. Trò phải nhớ cho kỹ điều đó. Người không biết lo xa thì ắt có điều buồn sẽ đến gần.

Nam Cung Kính Thức thưa:

– Đệ tử đã nhớ kỹ.

(Nguồn: VNQ sưu tầm)

Bài viết bạn có thể quan tâm:

1. Lời dạy của Khổng Tử – 50 câu tinh hoa trong Luận Ngữ

2. Cuộc đời Khổng Tử

4. Học trò của Khổng Tử

5. Đạo Nhân và con đường thực hiện lý tưởng thế giới đại đồng

6. Sách của Khổng Tử và Kinh điển của Khổng Gia

7. Lão Tử và Khổng Tử luận đạo

Bạn cũng có thể thích..

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *