Phải Trái Đúng Sai

PHẢI TRÁI ĐÚNG SAI

Phải khẳng định chắc ăn 1 câu rằng: Đây là 1 cuốn sách khó đọc. Tuy nhiên, phần thưởng dành cho những độc giả kiên nhẫn thực sự là một trái táo vàng. Đọc cuốn sách này xong, bạn sẽ nhìn những vấn đề mâu thuẫn, trái ngược xung quanh bạn dưới con mắt khác: Hiểu và Thấu đáo.

Trong cuộc sống, điều Đúng – Sai, Phải – Trái luôn luôn tồn tại song song. Cùng 1 vấn đề đó, có người nói Đúng, người bảo Sai, người khăng khăng nói Phải, người quả quyết là Trái. Mỗi người 1 quan điểm, ai cũng có lý. Tuy nhiên, cách hành xử của mỗi người hoàn toàn khác nhau và hầu như những cách hành xử đó không hề có 1 chuẩn gọi là pháp lý hay đạo đức nào cả. Tất cả phán quyết đôi khi không nằm ở đầu, nhưng nằm ở trái tim.

Đảm bảo khi đọc xong cuốn sách này, bạn sẽ nhìn, xử lý những sự việc xung quanh một cách có lý trí và điềm đạm.

©

Mùa hè năm 1884, bốn thủy thủ Anh lênh đênh trên một thuyền cứu sinh nhỏ ở Nam Đại Tây Dương, cách đất liền hơn 1.600km. Sau 20 ngày đói khát, ba thủy thủ quyết định giết và ăn thịt cậu bé tập sự, nhờ vậy họ sống sót và đến ngày thứ 24 thì được cứu. Khi trở về Anh, họ bị bắt và đưa ra xét xử. Họ thú nhận việc giết chết và ăn thịt Parker và tuyên bố đã làm vậy trong tình thế bức thiết.

Lập luận ủng hộ mạnh mẽ nhất cho rằng trong tình cảnh nguy khốn lúc đó, cần phải giết một người để cứu ba người còn lại. Nếu không ai bị giết, tất cả bốn người đều chết.

Lập luận này hứng chịu ít nhất hai phản đối: Thứ nhất, kể cả khi tính số mạng sống được cứu thì hành động sát nhân này có thể gây hậu quả xấu cho toàn thể xã hội – chẳng hạn làm suy yếu quy tắc chống lại việc giết người. Thứ hai, nếu lợi ích có cao hơn phí tổn đi chăng nữa thì chẳng lẽ chúng ta lại không có cảm giác sai trái khi giết và sau đó ăn thịt cậu bé thử việc không có khả năng tự vệ?

Hai cách suy nghĩ về vụ thuyền cứu sinh minh họa hai cách tiếp cận công lý đối nghịch nhau. Phương pháp tiếp cận thứ nhất cho rằng đạo đức của hành động chỉ phụ thuộc vào kết quả; sau khi đánh giá tất cả các yếu tố, việc đúng nên làm là hành động nào tạo ra trạng thái kết quả tốt nhất. Cách tiếp cận thứ hai nói rằng xét về mặt đạo đức, kết quả không phải mối quan tâm duy nhất, chúng ta phải tôn trọng một số nghĩa vụ và quyền nhất định, cho dù kết quả có ra sao đi chăng nữa.

Sách bàn về vấn đề đạo đức dưới cái nhìn triết học. Tác giả đưa ra các vụ việc gây tranh cãi về vấn đề đạo đức để mổ xẻ dưới nhiều góc độ, theo quan điểm của các học thuyết triết học khác nhau, mỗi chương trình bày sâu về một học thuyết. Nhờ vậy, tư tưởng của Aristotle, Jeremy Bentham, Immanuel Kant, John Stuart Mill, Robert Nozick, và John Rawl được trình bày với sự rõ ràng và gần gũi, mà theo New York Times là “hiếm khi được giải thích dễ hiểu đến như vậy”.

“Michael Sandel – có lẽ là giáo sư đại học nổi tiếng nhất ở Mỹ –  đã mang lại “sự minh bạch về đạo đức cho sự lựa chọn mà chúng ta phải đối mặt, với tư cách là công dân trong xã hội dân chủ”. Ông đã chỉ ra rằng sự chia rẽ chính trị không phải giữa cánh tả với cánh hữu mà giữa những người nhận ra không có gì quý hơn quyền cá nhân và lựa chọn cá nhân với những người tin vào một nền chính trị phục vụ lợi ích số đông”. (Bưu điện Washington).

“Quyết liệt, dễ hiểu, và đầy tính nhân văn, cuốn sách này thực sự là một cuốn sách làm thay đổi người đọc”. (Publisher Weekly)

Bạn cũng có thể thích..

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *