Sau trước – Thi sĩ Quách Tấn

Sau trước

Trước Tết Mai là hoa
Sau Tết Mai là củi
Trước bao nhiêu nâng niu
Sau bấy nhiêu hất hủi
Nâng niu Mai chẳng mừng
Hất hủi Mai không tủi
Nghìn trước ngẫm nghìn sau
Khe trong lồng bóng núi.

Thi sĩ Quách Tấn

P/s

Hôm rồi tình cờ nghe được bài giảng của cố Ni sư Như Thủy. Sư nói, hồi trẻ sư tình cờ đọc được bài thơ này và đã rất ấn tượng về nó. Một bài thơ rất thực nhưng cũng đậm chất thiền.

Ở ta, chắc ai cũng biết cứ mỗi dịp Tết đến, xuân về, để tạo không khí Tết, nhà nào dù có hay không có điều kiện cũng muốn sắm cho mình một bình hoa hay chậu hoa, đặc biệt là hoa mai (ở miền nam) và hoa đào (ở miền bắc). Và Tết đến, nếu trong nhà mà chưa có một cành mai hoặc cành đào thì Tết chưa thực sự là Tết.

“Trước Tết Mai là hoa/ Sau Tết Mai là củi/ Trước bao nhiêu nâng niu/ Sau bấy nhiêu hắt hủi”.

Trước Tết thì háo hức đi ngắm, tìm, chọn, khi mang về thì nâng niu từ gốc đến ngọn. Rồi qua mấy ngày Tết (hết Tết) lại xếp vào xó bếp thậm trí quẳng ra đường để vất vả cho mấy chị lao công.

“Nâng niu Mai chẳng mừng/ Hắt hủi Mai không tủi/ Nghìn trước ngẫm nghìn sau/ khe trong lồng bóng núi”.

Mai sinh ra, đủ thời tiết nhân duyên thì nở, không đủ thì tàn. Người đời có hắt hủi Mai vẫn nở, có nâng niu Mai vẫn tàn. Nở hay tàn là bổn phận của Mai. Đã là bổn phận thì khi nở có gì mà phải mừng, lúc tàn có gì mà phải tủi. Và cũng như khe nước trong kia vậy, nghìn năm về trước hay nghìn năm sau nữa, bóng núi vẫn nằm ở trong khe.

Hưng Hòa.

Những bài viết có thể bạn quan tâm:

1. Bài thơ “Hoa Cúc” – Thiền sư Huyền Quang

2. Bài thơ “Cáo tật thị chúng” – Thiền sư Mãn Giác

3. Bài thơ “Vội” – Thích Tánh Tuệ

4. Quy khứ lai từ – Đào Tiềm

Bạn cũng có thể thích..

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *