365 ngày cho cuộc lữ hành – Ngày 14 tháng 3: Khắc ý; Người trong nhân thế – Trang Tử

Trang Tử (Chiến Quốc) (369 – 286 TCN)

Khắc ý

Người bình thường xem trọng lợi ích

Bậc liêm khiết xem trọng danh tiếng

Quân tử, hiền nhân xem trọng ý chí

Thánh nhân xem trọng tinh thần.

*

Người trong nhân thế

Cây trên núi bị đốn vì hợp với nhu cầu tự nhiên của con người. Dầu mỡ có công năng đốt chiếu sáng nên sử dụng để thắp đèn. Cây quế ăn được nên bị đốn chặt. Cây sơn có ích nên thân bị rạch vỏ. Ai cũng biết cái lợi của sự hữu dụng, mấy ai biết cái lợi càng lớn của sự vô dụng.

– Trích từ “Trang Tử”

*

Trang Tử (莊子; 369 – 286 TCN), có tên là Mông Lại (蒙吏), Mông Trang (蒙莊) hay Mông Tẩu (蒙叟), là một triết gia và tác gia Đạo giáo. Tên thật của ông là Trang Chu (莊周) và tác phẩm của ông sau đều được gọi là Trang Tử. Ông sống vào thời Chiến Quốc, thời kỳ đỉnh cao của các tư tưởng triết học Trung Hoa với Bách Gia Chư Tử.

Bài viết bạn có thể quan tâm:

1. Cây trong núi – Trang Tử

2. Đi săn – Trang Tử

Bạn cũng có thể thích..

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *