365 ngày cho cuộc lữ hành – Ngày 16 tháng 9: Châm ngôn về sáu việc – Diệp Ngọc Bình

Diệp Ngọc Bình (Thanh) (? – ?)

Phú quý khinh người, cố nhiên bất thiện; Có học khinh người hại chẳng kém đâu.

Suy nghĩ điềm tĩnh chín chắn, lý gì không hiểu;

Phát huy chí khí cao thượng, việc gì chẳng xong.

Cha mẹ dạy con ngay lúc mới có sự hiểu biết,

Thấy vật còn sống, dạy không tổn thương để dưỡng lòng nhân;

Đối với bậc trưởng thượng phải cung kính nghe lời, dưỡng nuôi lễ nghĩa;

Đã hứa không sai, nói cười phù hợp, vun bồi chữa tín.

Đạo lý của trời đất vạn vật đều từ điềm tĩnh chứ không vội vàng;

Kẻ vội vàng hao tổn sức lực; người điềm tĩnh giữ được khí hòa;

Việc điềm tĩnh mang nhiều lợi ích, người điềm tĩnh tuổi thọ thêm cao.

Đất đai mỏng tất dễ sụp, đồ dùng mỏng tất dễ hỏng;

Rượu nồng có thể giữ lâu dài, vải bố dày mặc được bền chắc.

Lòng người đôn hậu hay hà khắc đương nhiên có khác biệt phúc họa, thọ yểu.

Đời người giảm một phần, thảnh thơi một phần,

Như giao du giảm thì bớt tranh chấp, kiệm lời nói ít phiền toái;

Bớt suy tư thì tinh thần không hao tổn, bớt toan tính thiệt hơn thêm chất phác thiên chân.

Người không mong ít đi mà muốn nhiều hơn thì khác gì sống cột thêm xiềng xích.

Là con có hiếu:

Không thể khiến đấng thân sinh cảm thấy hờ hững lạnh nhạt, tâm họ sẽ sinh phiền muộn,

Không thể khiến đấng thân sinh cảm thấy bất an lo sợ, tâm họ sẽ sinh buồn rầu,

Không thể khiến đấng thân sinh có lời nhưng không muốn nói, tâm họ sẽ sinh cảm giác tội lỗi trong lòng.

— Trích từ “Lục sự châm ngôn”

Bài viết bạn có thể quan tâm: 

365 ngày cho cuộc lữ hành – Trải nghiệm từ kinh điển Phật giáo và văn học Trung Hoa- Lời tựa của Đại sư Tinh Vân

Bạn cũng có thể thích..

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *