Triết lý giáo dục
Phó Tư Niên (1896 – 1950)
Chân thật là gốc của mọi học vấn và làm người, cũng là gốc của mọi tổ chức xã hội quốc gia; không thể chân thật thì không thể cầu được chân lý.
Trong giáo dục đạo đức cho sinh viên ở trường Đại học Đài Loan (Trung Quốc), tôi chỉ nói một từ “chân thật”, tức “không được dối trá”. Bởi vì đó là xuất phát điểm của giáo dục đạo đức, việc này làm không được thì về sau không làm được điều gì khác. Nhà khoa học dối trá thì không thể có phát minh thực sự. Nhà chính trị nói dối thì tất yếu dẫn đến đại họa. Nhà giáo dục dối trá thì càng không thể giáo dục con người. Phàm là những người làm giáo dục thì phải bắt đầu từ chỗ “không được dối trá”.
Kết quả của một cá nhân dối trá tất sẽ khiến cả tập thể dối trá; lời dối trá lảng tránh tất dẫn đến lời dối trá cố ý. Dối trá trở thành thói quen thì xã hội tất sẽ đại loạn. Tệ nạn này nhiều vô kể.
Thành tựu một cá nhân, đặc biệt là thành tựu đặc thù, đa phần xuất phát từ sự phát triển tự do, một trường học cũng như thế. Nếu tất cả đều hạn chế nghiêm khắc thì sai sót không thể được sửa chữa, từ đó sở trường không thể được thể hiện. Phải biết rằng, tự do phát triển là nguyên tắc cơ bản nhất để nhà trường thành công. Phàm trong chương trình quy định, không nên đưa quá nhiều hạn chế, hơn nữa nên cổ vũ người học ứng phó với hoàn cảnh, vượt qua khó khăn. Như thế giáo dục mới có sự sống, trường học mới có sức sống.
— Trích từ “Triết lý và sách lược công tác giáo dục Đại học Đài Loan (Trung Quốc”
Bài viết bạn có thể quan tâm: