Nghiêm Phục (1854 – 1921)
Bước vào con đường học vấn, phải luôn đặt bàn tay lên ngực mà kiểm điểm hai phần tối sáng của cuộc đời;
Đừng nói Thần thánh xa xôi, bất kể anh gian xảo đến đâu, cũng không thể nào che được mắt trời xanh.
Sáu điều phải làm
Phải biết một quốc gia không bao giờ bị diệt vong, phép xưa thói cũ tuy có chỗ không phù hợp nhưng không thể hủy bỏ toàn bộ.
Phải biết con người cần sống hạnh phúc an lành nên sức khỏe là điều quan trọng nhất.
Phải siêng năng trong công việc, phải biết một khi cơ hội đã trôi qua thì không bao giờ trở lại.
Phải thường xuyên tư duy suy ngẫm một cách mạch lạc, rõ ràng.
Phải học kiến thức, tiếp thu trí tuệ, từ tốn lễ độ và hiểu rằng làm người đâu dễ gì thập toàn thập mỹ.
Lúc làm điều gì mà đi ngược lại với mọi người, thì phải tức tốc suy nghĩ rằng lợi ích của mọi người quan trọng hơn cá nhân, cho nên không được làm tổn hại.
Ba điều kiện
Quốc gia mạnh yếu tồn vong quyết định bởi ba điều kiện quan trọng:
Một là sức mạnh về thể chất
Hai là sức mạnh về trí tuệ
Ba là sức mạnh về nhân nghĩa đạo đức.
— Trích từ “Nghiêm Phục tập”
*
Nghiêm Phục (1854 -1921) tự Kỷ Đạo (幾道), hiệu Dũ Dã lão nhân (愈野老人), là một sĩ quan quân đội, nhà tư tưởng, nhà giáo dục và dịch giả Trung Quốc có ảnh hưởng lớn vào cuối thời nhà Thanh. Ông không chỉ là người viết lời bài Củng Kim Âu – quốc ca chính thức đầu tiên của Trung Quốc, mà còn là người đã giới thiệu văn hóa phương Tây đến nước này từ cuối thế kỷ 19, đặc biệt là thuyết “chọn lọc tự nhiên” của Darwin.