Nghĩa Tịnh (Đường) (635 – 713)
Tâm
Tâm đi như gió
Có bắt được đâu
Tâm nước chảy sâu
Sinh diệt vô cầu.
Tâm như lửa cháy
Các duyên tạo nên
Tâm như hư không
Bụi trần vướng nhiễm.
— Trích từ “Đại bảo tích kinh”
*
Tâm là gì?
Phật Quang Tinh Vân (1927 – 2023)
Tâm như vượn khỉ khó kiềm ngự,
bạn có thể quản tâm mình được chăng?
Tâm như tia sét trong sát na,
bạn có thể làm chủ tâm ý được không?
Tâm như nai hoang đuổi âm thanh,
bạn có thể thấy rõ hư vọng được không?
Tâm như đạo tặc cướp công đức,
bạn có thể hàng phục tâm ma này không?
Tâm như oan gia thân chịu khổ,
bạn có thể rời bỏ sự đối đãi phân biệt được không?
Tâm như nô bộc bị phiền não sai khiến,
bạn có thể khiêm hòa tự tại được không?
Tâm như quốc vương ban bố lệnh,
bạn có thể hướng dẫn người sống thiện lành được không?
Tâm như dòng suối chảy bất tận,
bạn có thể chia sẻ vật chất cho mọi người được không?
Tâm như họa sĩ cầm bút vẽ,
bạn có thể làm nên tác phẩm tuyệt đẹp cho thế gian không?
Tâm như hư không rộng lớn vô biên,
bạn có thể bao dung vạn vật không.
— Trích từ “Nhân gian Phật giáo ngữ lục”
*
Nghĩa Tịnh (giản thể 义净; phồn thể: 義淨; 635-713) là một tăng sĩ, nhà du hành và dịch giả kinh Phật của Trung Quốc thời nhà Đường. Thế danh của ông Trương Văn Minh (张文明). Các ghi chép về các chuyến đi của ông đã góp phần vào sự hiểu biết thế giới của vương quốc cổ xưa Srivijaya, cũng như cung cấp thông tin về các vương quốc khác nằm trên tuyến đường giữa Trung Quốc và học viện Phật giáo Nalanda ở Ấn Độ. Ông cũng là người thực hiện một số bản dịch của một số lượng lớn các kinh Phật từ tiếng Phạn sang tiếng Trung Quốc. Vì là một dịch giả có công trình phiên dịch đồ sộ và công trình nghiên cứu uyên thâm nên đương thời ông được phong tặng danh hiệu “Tam tạng Pháp sư” (tương tự các ngài Cưu Ma La Thập, Thật Xoa Nan Đà, Huyền Trang,…). Pháp danh đầy đủ của ông là “Tam Tạng Pháp sư Nghĩa Tịnh” (三藏法师义净).
Trong một số ấn phẩm thế kỷ 19 của phương Tây, tên của Nghĩa Tịnh có thể xuất hiện như là I Tsing, theo một phương pháp cổ chuyển ngữ cổ tiếng Trung Quốc.