365 ngày cho cuộc lữ hành – Ngày 4 tháng 10: Đêm trăng hoa trên sông xuân

Vịnh ông lão đầu bạc

Lưu Hy Di (Đường) (651 – 679)

Đông thành Lạc Dương đào mận nở

Rụng rơi qua lại chốn nhà ai

Nữ nhi Lạc Dương nhan sắc đẹp

Ngồi ngắm hoa rơi lại thở dài.

Năm nay hoa rụng nhan sắc đổi

Sang năm hoa nở người nơi nao?

Đã thấy tùng bách khô thành củi

Lại nghe ruộng dâu hóa biển xanh.

Người xưa chẳng về Đông thành nữa

Người này trong gió ngắm hoa rơi

Năm năm tháng tháng hoa vẫn thế

Tháng tháng năm năm người khác rồi.

*

Đêm trăng hoa trên sông xuân

Trương Nhược Hư (Đường) (660 – 720)

Sông xuân triều dậy liền mặt bể

Trăng lên cao cùng nước triều dâng

Sóng lấp loáng trôi ngàn ngoài dặm

Sông nơi nơi đều sáng ánh ngời.

Quanh co sông uốn cồn thơm chảy

Trăng chiếu rừng hoa ngỡ tuyết rơi

Sương bay thấp thoáng nhìn chẳng biết

Bãi sông cát trắng chẳng nhận ra.

Trời sông một dải không phân biệt

Một vầng vằng vặc giữa tầng không

Trăng tự bờ đây ai thấy trước

Sông trăng năm nao mới chiếu người?

Cuộc đời muôn kiếp không dứt đoạn

Sông trăng vẫn thế mãi bao năm

Chẳng biết sông trăng chờ ai đó

Chỉ thấy sông dài nước mãi tuôn.

— Trích từ “Toàn Đường thi”

*

Xuân giang hoa nguyệt dạ là bài thơ trữ tình nổi tiếng trong lịch sử văn học Trung Quốc. Nhà nghiên cứu văn học đời Thanh Vương Khải Vận khen bài thơ này là “chỉ một thiên tuyệt diệu, đủ xứng đáng là đại gia” (cô thiên hoành tuyệt, cánh vi đại gia); nhà thơ hiện đại Văn Nhất Đa thì ca ngợi rằng bài thơ này là “thơ trong thơ, đỉnh núi trên các đỉnh núi” (thi trung đích thi, đỉnh phong thượng đích đỉnh phong). Theo lời Lưu Kế Tài thì đối với người Nhật Bản hiện đại, hai bài thơ Đường được hâm mộ nhất là Xuân giang hoa nguyệt dạ của Trương Nhược Hư và Trường hận ca của Bạch Cư Dị.

Bài thơ thể hiện nỗi nhớ của người du tử đối với người khuê phụ. Tựa đề có nghĩa là đêm hoa trăng trên sông xuân, nhưng cũng là tên một khúc nhạc phủ thuộc Thanh thương ca khúc, khúc điệu được sáng tác vào đời Trần Hậu Chủ, do đó tựa đề cũng có thể không cần dịch nghĩa.

Bài viết bạn có thể quan tâm: 

365 ngày cho cuộc lữ hành – Trải nghiệm từ kinh điển Phật giáo và văn học Trung Hoa- Lời tựa của Đại sư Tinh Vân

Bạn cũng có thể thích..

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *