Ấn Quang (1862 – 1940)
Hổ thẹn
Cho dù người phụ đức ta cũng xem như ta phụ đức người;
Nếu sống biết hổ thẹn, biết khiêm hạ với mọi người thì tàn nhẫn và bạo lực không có nơi để sinh ra.
*
Xoay chuyển tai họa, bảo vệ đất nước, cứu giúp nhân dân
Bàn luận về việc cải cách tận gốc
Đạo đức nhân nghĩa là đức tính vốn có của con người;
Nhân quả báo ứng là đại quyền lực dưỡng dục của trời đất.
Làm điều thiện mang lại trăm điều cát tường, làm điều không thiện mang lại trăm thứ tai ương.
Nhà tích thiện tất sẽ để lại phúc trạch, nhà không thích thiện tất sẽ để lại họa.
Cát tường, họa phúc của nhân quả báo ứng đều dựa vào nhân nghĩa, đạo đức, thật giả.
— Trích từ “Ấn Quang Đại sư toàn tập”
*
Ấn Quang Đại sư (1862 – 1940) – Vị Tổ thứ 13 của Tịnh độ tông, tên là Triệu Thánh Lượng, biệt hiệu là Thường Tàm, sinh ra ở Lân Dương, Thiểm Tây, Trung Quốc. Đương thời, Đại Sư có ba điểm đặc biệt khác hơn những vị xuất gia khác: Một là không lãnh làm trụ trì tự viện lớn vì cho mình kém đức, e chướng ngại đến sự thanh tu. Hai là không thâu đệ tử xuất gia vì xét thấy vào thời mạt pháp đã sâu, người xứng đáng với bổn phận xuất gia rất ít nên không muốn gây nhiều hệ lụy. Ba là không quyên mộ khuyến hóa, bởi thẹn thấy nhiều kẻ vì lợi danh mà làm mất sự thanh khiết của nhà tu.
Bài viết bạn có thể quan tâm: