365 ngày cho cuộc lữ hành – Ngày 8 tháng 3: Lời hay của Băng Tâm

Băng Tâm (1990 – 1999)

Công danh, địa vị là gì? Là vinh quang ngắn ngủi nhưng lại trói buộc vĩnh cửu.

Chân lý nằm trong sự im lặng của con trẻ, chứ không ở sự tranh biện của kẻ thông minh.

Mong cuộc đời bạn có đủ mây che để tạo nên một cảnh hoàng hôn tuyệt mỹ.

Sóng càng to, tảng đá càng vững vàng kiên định, nhìn thấy cảnh tượng ấy mọi người càng thêm phấn khởi.

Một người chỉ cần có trái tim yêu tổ quốc thì việc gì cũng có thể giải quyết, khó khăn gian khổ, oan khuất nào cũng vượt qua.

Vận mệnh như gió biển thổi đưa con thuyền thanh xuân vượt qua sóng gió gập ghềnh của biển cả thời gian.

Hỡi các bạn trẻ! Viết lách là điều đáng giá. Thời gian đang lật giở từng trang sách, xin bạn hãy cầm bút lên và viết ra kế hoạch cho cuộc đời mình.

Hỡi các bạn trẻ! Vì những hồi ức tuyệt diệu về sau, xin bạn hãy vẽ lại bức tranh hiện tại của mình một cách cẩn trọng.

Khi đóa hoa ở góc tường tự cho mình là thanh cao thì trời đất tự nhiên nhỏ lại.

Đóa hoa của sự tu dưỡng đã bừng nở trong lặng im, quả ngọt thành công đã kết trái trong ánh sáng.

Khi cây đơm hoa kết trái, người đời chỉ biết ngưỡng mộ vẻ đẹp hiện thời của nó, nhưng mấy ai biết được ngay khi bắt đầu nảy mầm nó đã thấm đẫm máu và nước mắt của sự đấu tranh và chịu đựng.

– Trích từ “Sao đầy trời”

*

Băng Tâm 冰心 (5/10/1900 – 28/2/1999) tên thật là Tạ Uyển Oánh 謝婉瑩, quê ở Trường Lạc, Phúc Kiến, Trung Quốc. Tạ Uyển Oánh được biết đến nhiều hơn với bút danh Băng Tâm. Bà là một nhà thơ, tác giả văn học hiện đại, tản văn và văn học thiếu nhi, nhà phiên dịch và là người tích cực tham gia các hoạt động xã hội.

Bút danh của bà lấy cảm hứng từ câu thơ “Nhất phiến băng tâm tại ngọc hồ”, tạm dịch là “Một mảnh lòng băng tại ngọc hồ”. Bà được người đời sau gọi là “Lão nhân của thế kỷ”. Thơ của Băng Tâm thời tuổi trẻ thường viết về thời thơ ấu, ngợi ca tình mẹ, ngôn ngữ trong sáng, tình cảm chân thành, phong cách mỹ lệ, dịu dàng, tự nhiên và chịu nhiều ảnh hưởng của nhà thơ đoạt giải Nobel Ấn Độ Rabindranat Tagore.
Tác phẩm tiểu biểu: Phồn tinh (Trời đầy sao, 1923); Xuân thuỷ (Nước mùa xuân, 1923); Ngoài thơ bà còn viết nhiều truyện ngắn, truyện dài và tiểu thuyết.

Bạn cũng có thể thích..

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *