365 ngày cho cuộc lữ hành – Ngày 9 tháng 5: Cảm hứng khi về quê; Khúc ngâm của người con đi xa; Cưỡi ngựa du ngoạn thành Trường An

Cảm hứng khi về quê

Hạ Tri Chương (Đường) (659 – 744)

Thủa nhỏ ra đi trở lại già

Giọng quê không đổi tóc sương pha

Trẻ con trông thấy không quen biết

Cười hỏi khách từ chốn nao qua?

Mấy độ quê nhà xa cách xa

Người xưa việc cũ chẳng nhận ra

Duy chỉ mặt hồ soi trước cửa

Xuân sang vẫn mãi động phong ba.

Hạ Tri Chương (賀知章; 659 – 744), tự Quý Chân (季真), hiệu Thạch Song (石窗), cuối đời xưng hiệu là Tứ Minh cuồng khách (四明狂客) là một thi nhân nổi tiếng thời Đường. Tác phẩm nổi tiếng nhất của ông trong lịch sử văn học Trung Quốc là hai bài thơ theo thể thất ngôn tứ tuyệt có tên gọi là Hồi hương ngẫu thư ( Ngẫu Nhiên Viết Nhân Buổi Mới Về Quê).

*

Khúc ngâm của người con đi xa

Mạnh Giao (Đường) (751 – 814)

Chỉ dệt trên tay mẹ hiền

Áo kia con khoác mẹ liên may ngay

Từng sợi tỉ mỉ lắm thay!

Sợ con về muộn ai hay tấc lòng

Ba xuân một ánh dương hồng

Báo ân tâm nọ sao không vẹn tròn?

*

Cưỡi ngựa du ngoạn thành Trường An

Mười ngày một lần chải, chải bay hết bụi đường;

Một tháng chín lần uống, thức ăn đều đơn sơ.

Vạn vật đều có lúc, một mình đâu biết xuân;

Thi hỏng không người hỏi, đắc ý lại tranh thân.

Cây thẳng không chim đậu, nước trong chẳng cá bơi;

Mới biết chốn quan trường, không phải chỗ vui chơi.

Tay chống gậy trúc nhẹ, np dạ rau núi xanh;

Ngâm nga khúc trở về, cõi trần chẳng còn mê.

— Trích từ “Toàn Đường thi”

Mạnh Giao 孟郊 (751-814) tự Đông Dã 東野, người Vũ Khang, Hồ Châu (nay là huyện Vũ Khang, tỉnh Chiết Giang) thời Trung Đường, cùng thời với Bạch Cư Dị, Hàn Dũ, Giả Đảo, Thường Kiến, Thôi Hộ… Ông công danh khá lận đận, đi thi nhiều lần không đỗ, mãi đến năm 46 tuổi mới đỗ tiến sĩ và năm 50 tuổi mới được bổ làm huyện uý Lật Dương (tỉnh Giang Tô), một chức quan nhỏ mà ông không màng tha thiết. Cảnh nhà nghèo túng quẫn, cuộc đời không lấy gì vui, nên thơ của ông thường châm biếm chê bai giới quý tộc quan liêu, lột tả nỗi niềm ta oán của giới trí thức không gặp thời như cảnh ngộ của ông, hoặc nỗi bất công của những người dân nghèo lao động tay lấm chân bùn.

Tác phẩm của ông còn lưu truyền cho hậu thế là Mạnh Đông Dã gồm 2 quyển. Thơ của ông gồm khoảng hơn bốn trăm bài nhạc phủ và cổ thi. Ông rất thận trọng, cân nhắc trong việc lựa chọn chữ nghĩa, ý từ, làm nhiều bài thơ rất khúc chiết, sâu sắc, khó hiểu. Bài Du tử ngâm của ông là một ngoại lệ, một bài thơ hay với lời lẽ giản dị, chân thật và dễ hiểu. Hàn Dũ đã mô tả tài năng về thơ của Mạnh Giao như là con ngựa bất kham, thông suốt kim cổ.

Bạn cũng có thể thích..

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *