365 ngày cho cuộc lữ hành – Ngày 9 tháng 8: Cách ngôn; Bàn về đạo đức

Cách ngôn
Tôn Tác (Minh) (1340 – 1424)

Nhiều lời sẽ dẫn đến tật xấu là dối lừa;

Nghĩ nhiều sẽ khiến cho bản thân mệt mỏi vì lòng ham muốn khởi lên.

Tĩnh lặng để dưỡng tâm, cương nghị để đốc thúc chí khí;

Tìm cách hướng dẫn người khác từ bỏ cái xấu lúc họ không biết, thành tâm làm điều thiện ở nơi chỉ mình bản thân biết.

Không xem thường người khác để tôn quý bản thân, không xem trọng bề ngoài mà xem nhẹ nội hàm bên trong.

Không thay đổi phép tắc bản thân vì điều thông tục, không đánh mất sự thuần khiết bằng kiểu cách kệch cỡm.

Có thể nhịn được điều người khác không thể nhịn thì sẽ hơn người, có thể bao dung điều người khác không thể bao dung thì sẽ vượt qua người.

Đạt tới cảnh giới cao minh có thể trở thành Thánh hiền, giữ được nét đạo đức thuần hậu của bản thân có thể trở thành người con tiêu biểu của nhân loại.

— Trích từ “Cách ngôn cổ đại của Trung Quốc”

*

Bàn về đạo đức
Trần Lập Phu (1900 – 2001)

Bỏ tư lợi, giữ công đạo là tinh thần của đạo đức.

Hiếu với cha mẹ, kính với bề trên là gốc thực tiễn của đạo đức.

Không quên gốc, không quên ơn là tiêu chuẩn đánh giá của đạo đức.

Nói lời trung tín, cử chỉ trung thực là biểu trưng sự thật của đạo đức.

— Trích từ “Nhớ lại mối quan hệ với Trần Lập Phu tiên sinh”

*

Bài viết bạn có thể quan tâm: 365 ngày cho cuộc lữ hành – Trải nghiệm từ kinh điển Phật giáo và văn học Trung Hoa- Lời tựa của Đại sư Tinh Vân

Bạn cũng có thể thích..

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *